Phương pháp nghiên cứu tiểu luận & Chi tiết cách viết phương pháp nghiên cứu trong tiểu luận năm 2024

5/5 - (1 bình chọn)

Phương pháp nghiên cứu tiểu luận là một phần quan trọng trong bài tiểu luận. Phần này giúp người viết biểu đạt với người đọc về cách thức giúp tác giả bài nghiên cứu thu thập số liệu, kiến thức hoặc thông tin nhằm tìm ra một hệ thống tri thức từ thực tiễn.

Dưới đây, LUẬN VĂN UY TÍN giúp bạn tổng hợp về các phương pháp nghiên cứu tiểu luận & 10 mẫu tiểu luận nghiên cứu khoa học hay nhất 2024.

Nếu bạn đang gặp vấn đề về làm bài luận văn, báo cáo thực tập của mình, chúng tôi cung cấp dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập cam kết chất lượng, giá cả hợp lý, đúng deadline và bảo mật thông tin 100% cho khách hàng.

1. Khái niệm về phương pháp nghiên cứu tiểu luận

Khái niệm về phương pháp nghiên cứu tiểu luận
Khái niệm về phương pháp nghiên cứu tiểu luận

Phương pháp nghiên cứu tiểu luận là những cách mà bạn tiến hành quá trình nghiên cứu để thu thập thông tin, dữ liệu, và tạo ra các bằng chứng để hỗ trợ luận điểm hoặc trả lời câu hỏi nghiên cứu trong bài viết của mình. Phương pháp nghiên cứu trong tiểu luận định hình cách bạn thu thập, xử lý, và đánh giá dữ liệu để đảm bảo tính khoa học và hợp lý của kết quả.

Phương pháp nghiên cứu tiểu luận là một trong những yếu tố quyết định thành công của bất kỳ nghiên cứu nào. Phương pháp chỉ những công cụ, giải pháp, cách thức,… mà chúng ta sử dụng để thực hiện công việc nghiên cứu khoa học của mình. Phương pháp được xem như công cụ có hiệu quả để tiếp tục nhận thức sâu hơn và cải tạo tốt hơn đối tượng.

Mục đích: Nghiên cứu tiểu luận nhằm giúp tìm ra quy luật của các sự vật hoặc hiện tượng liên quan đến chủ đề lựa chọn, từ đó xây dựng nên một khung lý thuyết mới, hoặc sàng lọc loại bỏ giả thuyết của một đề tài khoa học.

Phân loại: Các phương pháp nghiên cứu tiểu luận được chia thành 2 nhóm:

  • Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
  • Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Nếu bạn gặp bất cứ vấn đề nào trong quá trình thực hiện bài tiểu luận xin học bổng và cần tìm một đơn vị viết thuê uy tín, hãy liên hệ dịch vụ viết thuê luận văn Thạc sĩ – Đại học của LUẬN VĂN UY TÍN.

2. Phương pháp nghiên cứu tiểu luận

Phương pháp lý thuyết

Phương pháp nghiên cứu tiểu luận: phương pháp lý thuyết
Phương pháp nghiên cứu tiểu luận: phương pháp lý thuyết

2.1. Phương pháp phân tích – tổng hợp lý thuyết

Phương pháp phân tích tổng hợp là phương pháp tổng hợp những bài nghiên cứu hoặc những mô hình lý thuyết trước đó về vấn đề đưa ra, sau đó thực hiện phân tích và lựa chọn lý thuyết phù hợp nhất với bài tiểu luận.

Trong phần này, bạn cần tổng hợp lại các lý thuyết tìm hiểu được một cách ngắn gọn, cụ thể với nội dung chính xác. Đặc biệt cần nắm rõ những lưu ý hay ý nghĩa của đề tài một cách rõ ràng.

Cách áp dụng: Phương pháp này thường được sử dụng nhiều trong phần mở đầu hoặc kết thúc bài tiểu luận, bên cạnh đó cũng có thể xuất hiện trong phần bàn luận vấn đề.

Tham khảo thêm: đề tài tiểu luận môn sở hữu trí tuệ

2.2. Phương pháp giả thuyết

Phương pháp giả thuyết là một phương pháp sử dụng các lập luận của mình để dự đoán về bản chất của vấn đề, đối tượng nghiên cứu và tìm cách chứng minh các dự đoán đó.

Mục đích: Phương pháp giả thuyết được sử dụng trong các bài tiểu luận

  • Có 2 mục chức năng: dự báo và dẫn đường
  • Đóng vai trò là một phương pháp nhận thức, phương pháp nghiên cứu khoa học

Cách áp dụng: Phương pháp được ứng dụng nhiều nhất khi đưa ra những giả thuyết khi xây dựng mô hình trong bài nghiên cứu

2.3.Phương pháp lịch sử

Phương pháp lịch sử là phương pháp tái hiện các dữ kiện, diễn biến trong quá khứ của sự vật, hiện tượng theo đúng trình tự thời gian và không gian như đã diễn ra trong lịch sử.

Nhiệm vụ: Sử dụng các nguồn tư liệu từ quá khứ, phương pháp này nhằm phục dựng các điều kiện hình thành và quá trình diễn biến về sự việc, từ đó có thể dựng lại bức tranh chân thực nhất của sự vật, hiện tượng như đã từng xảy ra.

Cách áp dụng: Trong phần tổng hợp lý thuyết, phương pháp này được ứng dụng nhiều nhất đặc biệt khi so sánh và đánh giá về các vấn đề trong quá khứ.

3. Phương pháp nghiên cứu tiểu luận

Phương pháp thực tiễn

Phương pháp nghiên cứu tiểu luận: phương pháp thực tiễn
Phương pháp nghiên cứu tiểu luận: phương pháp thực tiễn

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn dựa trên việc quan sát, điều tra, thực nghiệm trong thực tiễn để tìm hiểu các yếu tố tác động đến vấn đề nghiên cứu, đo lường mức độ tác động và rút ra luận điểm.

Tham khảo thêm: cấu trúc bài tiểu luận

3.1. Phương pháp phỏng vấn – trả lời

Phương pháp phỏng vấn – trả lời là phương pháp sử dụng một loạt các câu hỏi để phỏng vấn nhằm thu được câu trả lời từ người được hỏi.

Nội dung: Phương pháp này sẽ đưa ra những câu hỏi xác được chuẩn bị trước hoặc bổ sung thêm trong quá trình hỏi – đáp từ nhóm phỏng vấn nhằm thu thập các thông tin hữu ích và phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình.

Cách áp dụng: Áp dụng khi nhóm nghiên cứu mong muốn thu được những thông tin thực tiễn nhằm phục vụ bài tiểu luận.

3.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi

Phương pháp điều tra bảng hỏi là phương pháp sử dụng tập hợp các câu hỏi được chuẩn bị từ trường để phỏng vấn. Điểm khác biệt là phương pháp không thực hiện trực tiếp mà sử dụng bảng hỏi được in sẵn để thu thập thông tin

Nội dung: Người được hỏi sẽ trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo quy ước từ nhóm nghiên cứu, thỉnh thoảng có thể thêm vào đó vài câu hỏi mở rộng để thu thập thêm ý kiến người trả lời.

Cách áp dụng: Mong muốn thu thập ý kiến của người được nghiên cứu theo khía cạnh khách quan và không cần tương tác trực tiếp với người được hỏi.

3.3. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia

Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia là phương pháp thu thập các ý kiến của những chuyên gia trong lĩnh vực liên quan hoặc trực tiếp về vấn đề nghiên cứu.

Nội dung: Phương pháp này thu thập các ý kiến và quan điểm khác nhau từ các chuyên gia, kiểm tra và bổ sung lẫn nhau để có một cái nhìn khách quan và chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu.

Cách áp dụng: Trong các bài nghiên cứu, phương pháp này được sử dụng để giúp nhóm nghiên cứu có thêm những hiểu biết chi tiết về lĩnh vực hoặc vấn đề nghiên cứu.

3.4. Phương pháp quan sát khoa học

Phương pháp quan sát khoa học là phương pháp nhằm thu thập các thông tin, số liệu về đối tượng nghiên cứu nhờ việc quan sát đối tượng theo các biện pháp hoặc kết luận khoa học trước đó.

Mục đích: Phương pháp này được ứng dụng trong các bài tiểu luận với 3 chức năng chính như sau:

  • Chức năng thu thập thông tin thực tiễn
  • Chức năng kiểm chứng các lý thuyết, các giả thuyết đã có trước đó
  • Chức năng so sánh đối chiếu các kết quả trong nghiên cứu lý thuyết với thực tiễn

Cách áp dụng: Phương pháp quan sát khoa học được tiến hành trong thời gian tùy ý dài hoặc ngắn, không gian tùy ý rộng hoặc hẹp và mẫu quan sát tùy số lượng nhiều hoặc ít để thu thập tốt nhất thông tin nghiên cứu.

Hiểu về các phương pháp nghiên cứu tiểu luận nói trên và trình bày trong bài tiểu

3.5. Phương pháp nghiên cứu phân tích – tổng hợp

Phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp là phương pháp phân tích những lý thuyết, dữ liệu thu thập được để nhận thức, phát hiện và khai thác thêm các khía cạnh khác nhau nhằm chọn lọc thông tin và đưa ra các ý chính cần thiết phục vụ đề tài.

Nội dung: Phương pháp này thường có 3 kiểu:

  • Phân tích tài liệu: Dựa vào những nguồn tài liệu có giá trị và đáng tin cậy như tạp chí, báo cáo, tác phẩm khoa học
  • Phân tích tác giả: Dựa vào những quan điểm, góc nhìn của từng tác giả trong hay ngoài nước, liên quan đến vấn đề

Cách áp dụng: Thường sử dụng trong phần kết luận và đề xuất giải pháp để chọn lọc các quan điểm, góc nhìn hay để vận dụng trong bài.

3.6. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp là phương pháp thu thập và tổng hợp lại các số liệu thứ cấp từ những bài nghiên cứu hoặc khảo sát trước đó, tổng hợp và phân tích hoặc thực hiện lại trong tình hình hiện tại

Nội dung: Phương pháp này yêu cầu người viết lấy thông tin từ những nguồn đáng tin và phù hợp với đề tài nghiên cứu với độ chính xác cao nhất để đưa ra kết quả và rút ra kết luận.

Cách áp dụng: Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp được áp dụng khi người viết muốn sử dụng các số liệu được nghiên cứu trước đó vào bài tiểu luận của mình.

3.7. Phương pháp Liệt kê so sánh

Phương pháp liệt kê so sánh là phương pháp nghiên cứu tiểu luận sử dụng các tài liệu tham khảo và các dẫn chứng thực tế so sánh và đối chiếu với nhau để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của từng luận điểm nhằm rút ra lựa chọn tối ưu nhất cho bài tiểu luận.

Nội dung: Khi sử dụng phương pháp liệt kê so sánh, người viết có thể dùng những thông tin mang tính tương đồng để xét vào một nhóm và thực hiện so sánh.

Cách áp dụng: Áp dụng thường ở trong phần nêu lên dẫn chứng và thực trạng của vấn đề nghiên cứu.

4. Chi tiết cách viết phương pháp nghiên cứu trong tiểu luận

Chi tiết cách viết phương pháp nghiên cứu trong tiểu luận
Chi tiết cách viết phương pháp nghiên cứu trong tiểu luận

Bước 1: Xác định mục tiêu nghiên cứu

Xác định rõ mục tiêu của nghiên cứu, nêu rõ câu hỏi nghiên cứu hoặc mục tiêu cụ thể bạn muốn đạt được thông qua nghiên cứu của mình. Mục tiêu này nên phản ánh sự tò mò và nhu cầu tìm hiểu thêm về chủ đề.

Bước 2: Chọn phương pháp nghiên cứu trong tiểu luận

Chọn phương pháp nghiên cứu trong tiểu luận phù hợp để đạt được mục tiêu đó. Trong phần này, bạn nên trình bày lý do tại sao bạn đã chọn phương pháp này và giải thích cách phương pháp nghiên cứu trong tiểu luận này liên quan đến mục tiêu của bạn.

Bước 3: Xác định đối tượng và mẫu thu thập dữ liệu

Hãy mô tả đối tượng nghiên cứu cụ thể và cách bạn lựa chọn mẫu dữ liệu. Đối tượng nghiên cứu là những cá nhân, sự vật, hoặc quy trình mà bạn sẽ tập trung nghiên cứu. Mẫu dữ liệu là tập hợp các trường hợp hoặc ví dụ cụ thể trong đối tượng nghiên cứu.

Bước 4: Quy trình thu thập dữ liệu

Trình bày chi tiết quy trình bạn đã sử dụng để thu thập dữ liệu. Điều này bao gồm việc mô tả các bước cụ thể bạn đã thực hiện để thu thập thông tin từ đối tượng nghiên cứu hoặc mẫu dữ liệu. Hãy nêu rõ bất kỳ công cụ, phiếu khảo sát, hoặc thiết bị nào bạn đã sử dụng.

Bước 5: Xử lý dữ liệu

Trình bày cách bạn đã xử lý dữ liệu thu thập được. Nêu rõ các bước cụ thể để làm sạch, biểu đồ, hoặc mã hóa dữ liệu. Điều này giúp đảm bảo tính chính xác và khả thi của dữ liệu.

Bước 6: Phân tích dữ liệu

Bạn nên giải thích các phương pháp thống kê hoặc phân tích nội dung (nếu có) mà bạn đã áp dụng để tạo ra kết quả nghiên cứu. Hãy cung cấp ví dụ hoặc biểu đồ minh họa nếu cần thiết để minh họa cách bạn đã phân tích dữ liệu.

Bước 7: Xác định tính khả thi và đáng tin cậy

Trong phần này, hãy nêu rõ các yếu điểm và hạn chế của phương pháp nghiên cứu trong tiểu luận, và đề xuất các biện pháp để giảm thiểu các hạn chế đó. Đồng thời, bàn luận về độ tin cậy của kết quả nghiên cứu và tầm áp dụng của chúng.

Bước 8: Bảo vệ đạo đức và quyền riêng tư

Nếu nghiên cứu của bạn liên quan đến dữ liệu cá nhân hoặc động viên, đảm bảo rằng bạn đã tuân thủ các nguyên tắc đạo đức và quyền riêng tư trong quá trình thu thập và sử dụng dữ liệu.

Trình bày cách bạn đã bảo vệ quyền riêng tư của đối tượng nghiên cứu và tuân thủ các quy định về đạo đức nghiên cứu.

Bước 9: Kết luận phần phương pháp nghiên cứu trong tiểu luận

Cuối cùng, tóm tắt lại phần phương pháp nghiên cứu trong tiểu luận, nhấn mạnh tầm quan trọng của nó đối với nghiên cứu của bạn. Khái quát các bước quan trọng và kết quả dự kiến của phương pháp nghiên cứu trong tiểu luận.

Trên đây là nội dung về phương pháp nghiên cứu tiểu luận & chi tiết cách viết phương pháp nghiên cứu trong tiểu luận năm 2024 mà Luận Văn Uy Tín đã tổng hợp giúp bạn.

Liên hệ chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ các thông tin chi tiết một cách nhanh nhất!

Thông tin liên hệ

  • Hotline/Zalo: 0983.018.995
  • Email: hotrovietbaocao24h@gmail.com
  • Fanpage: Luận Văn Uy Tín
  • Địa chỉ: 422 Quang Trung Hà Đông Hà Nội

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status
0983018995
icons8-exercise-96 chat-active-icon