Chi tiết cách trích nguồn tiểu luận chuẩn nhất năm 2024

5/5 - (2 bình chọn)

Trích dẫn nguồn tiểu luận là một trong những phần bắt buộc của một bài tiểu luận hoàn chỉnh. Việc trích nguồn trong tiểu luận không chỉ thể hiện sự tôn trọng bản quyền tác giả mà còn thể hiện độ chuyên sâu và tính nghiêm túc trong nghiên cứu. Do đó, các trích dẫn và tài liệu tham khảo phải được trình bày đúng quy chuẩn. Nếu bạn sử dụng tài liệu của người khác mà không chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu thì báo cáo luận văn sẽ không được duyệt để bảo vệ.

Bài viết này,  LUẬN VĂN UY TÍN hướng dẫn bạn chi tiết cách trích nguồn tiểu luận chuẩn nhất năm 2024 để bạn có thể tham khảo & hoàn thành tốt nhất bài luận văn của mình.

Nếu bạn đang gặp vấn đề về làm bài luận văn, báo cáo thực tập của mình, chúng tôi cung cấp dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập cam kết chất lượng, giá cả hợp lý, đúng deadline và bảo mật thông tin 100% cho khách hàng.

1. Nguồn tiểu luận là gì?

Nguồn tiểu luận là gì?
Nguồn tiểu luận là gì?

Nguồn tiểu luận là tài liệu tham khảo, trích dẫn xác định nguồn thông tin của các tác giả khác được người viết đề cập trong bài tiểu luận/ luận văn của mình. Chúng cho phép người đọc xác minh tính chính xác của thông tin trong bài luận bằng cách xác định nguồn gốc của thông tin.

Các nguồn không nên đưa vào tranh danh mục tài liệu tham khảo bao gồm: thông tin liên lạc cá nhân (chẳng hạn như tên của những người được phỏng vấn cho một bài luận), trích dẫn từ những người tham gia nghiên cứu và đề cập chung về các trang web, phần mềm hoặc ứng dụng quen thuộc với hầu hết người đọc.

Danh mục nguồn được sắp xếp nhất quán và có tổ chức cho phép người đọc nhanh chóng xác định nguồn gốc của một phần thông tin cho các mục đích nghiên cứu tiếp theo. Nó cho phép tác giả ghi nhớ và nhanh chóng tham khảo các nguồn mà họ đã sử dụng để viết bài luận của mình, cho dù để thông báo cho người khác hay chính họ.

Hai nội dung quan trọng khi ghi trích dẫn nguồn (tài liệu tham khảo) cần nắm gồm:

  • Trích dẫn trong văn bản
  • Danh mục tài liệu tham khảo ở cuối bài luận

Nếu bạn gặp bất cứ vấn đề nào trong quá trình thực hiện bài tiểu luận xin học bổng và cần tìm một đơn vị viết thuê uy tín, hãy liên hệ dịch vụ viết thuê luận văn Thạc sĩ – Đại học của LUẬN VĂN UY TÍN.

2. Tầm quan trọng của việc trích nguồn tiểu luận

Tầm quan trọng của việc trích nguồn tiểu luận
Tầm quan trọng của việc trích nguồn tiểu luận
  • Trích dẫn nguồn tiểu luận giúp bài luận trở nên có giá trị hơn nhờ có đối chiếu, tham khảo và so sánh,… với các nguồn tài liệu bên ngoài, thể hiện rõ các thông tin được đề cập trong bài luận.
  • Việc trích dẫn nguồn tiểu luận giúp người viết phát triển năng lực nghiên cứu, tìm kiếm và chọn lọc thông tin phù hợp đưa vào bài luận của mình.
  • Khi trích dẫn nguồn tiểu luận có dẫn chứng cụ thể, rõ ràng thể hiện tác giả đã dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về đề tài mà mình thực hiện và có những đánh giá tốt cho việc đào sâu nghiên cứu kiến thức.
  • Việc trích dẫn nguồn tiểu luận cụ thể giúp người đọc dễ dàng tìm được tài liệu mà bạn đề cập khi cần thiết.
  • Việc trích dẫn giúp cho bài luận của bạn có những minh chứng chính xác vì nhiều bài viết khi bạn không có khả năng tìm hiểu cụ thể thì việc nghiên cứu các tài liệu liên quan sẽ là căn cứ xác thực cho ý kiến của bạn.
  • Việc trích dẫn nguồn tiểu luận cách chính xác, đúng nguồn sẽ giúp bài luận được đánh giá cao về độ unique, tránh được tình trạng đạo văn đang rất phổ biến hiện nay.
  • Việc trích dẫn nguồn tiểu luận cũng thể hiện sự tôn trọng của người viết đối với chất xám của tác giả. Điều này cũng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và tránh hiện tượng chảy máu chất xám.

Có thể bạn đang tìm đọc: cách viết bài tiểu luận xin học bổng

3. Hướng dẫn chi tiết cách trích nguồn tiểu luận

Hướng dẫn chi tiết cách trích nguồn tiểu luận
Hướng dẫn chi tiết cách trích nguồn tiểu luận

Cách trích nguồn tiểu luận cần tuân thủ: nguồn tiểu luận được sắp xếp theo trình tự sử dụng (trích dẫn) trong luận văn, luận án, bài viết… không phân biệt tiếng Việt, Anh, Pháp…Tài liệu tham khảo được trích dẫn theo số (đã được xác định trong danh mục tài liệu tham khảo), không theo tên tác giả và năm.

3.1. Nguồn tiểu luận xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả của nguồn

  • Xếp thứ tự theo tên của tác giả đầu tiên trong danh sách.
  • Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.
  • Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ.
  • Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B, v.v….

3.2. Nguồn tiểu luận là bài báo trong tạp chí, tập san

Nguồn tiểu luận là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách… ghi đầy đủ các thông tin sau:

  • Tên các tác giả (không có dấu phẩy hoặc chấm cuối phần tên)
  • (Năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
  • “Tên bài báo”, (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
  • Tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
  • Tập (không có dấu ngăn cách)
  • (Số), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
  • Các số trang, (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc)

Nếu sách có hai tác giả thì sử dụng chữ và (hoặc chữ and) để nối tên hai tác giả. Nếu sách có 3 tác giả trở lên thì ghi tên tác giả thứ nhất và cụm từ cộng sự (hoặc et al.).

Ví dụ:

  • Nguyễn Kim Sơn, Phạm Hùng Vân, Nguyễn Bảo Sơn và cộng sự (2010). Đột biến gen mã hóa EGFR trong ung thư phổi. Tạp chí nghiên cứu y học,3, 30-37.
  • Amanda B.R, Donna P.A, Robin J.L et al (2008). Total prostate specific antigen stability confirmed after long-term storage of serum at -80C. J.Urol, 180(2), 534-538.

3.3. Nguồn tiểu luận là một chương (một phần) trong cuốn sách ghi

  • Họ và tên tác giả hoặc cơ quan ban hành;
  • Năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn).
  • Tên phần (hoặc chương),
  • Tên sách (ghi nghiêng, dấu phẩy cuối tên),
  • Lần xuất bản (chỉ ghi mục này với lần xuất bản thứ hai trở đi),
  • Nhà xuất bản (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản);
  • Nơi xuất bản (ghi tên thành phố, không phải ghi tên quốc gia),
  • Tập, trang…

Nếu sách có hai tác giả thì sử dụng chữ và (hoặc chữ and) để nối tên hai tác giả. Nếu sách có 3 tác giả trở lên thì ghi tên tác giả thứ nhất và cụm từ cộng sự (hoặc et al.).

Ví dụ

Kouchoukos N.T (2013). Postoperative care. Kirklin/Barratt-Boyes Cardiac Surgery, fourth edition, Elsevier Saunder, Philadenphia, 1, 190-249.Bottom of Form

Có thể bạn đang tìm đọc: tiểu luận môn sở hữu trí tuệ

3.4. Nguồn tiểu luận là sách ghi

  • Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành;
  • Năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn).
  • Tên sách(ghi nghiêng, dấu phẩy cuối),
  • Lần xuất bản (chỉ ghi mục này với lần xuất bản thứ hai trở đi),
  • Nhà xuất bản (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản);
  • Nơi xuất bản (ghi tên thành phố, không phải ghi tên quốc gia, đặt dấu chấm kết thúc).

Nếu sách có hai tác giả thì sử dụng chữ và (hoặc chữ and) để nối tên hai tác giả. Nếu sách có 3 tác giả trở lên thì ghi tên tác giả thứ nhất và cụm từ cộng sự (hoặc et al.).

Ví dụ:

  • Trần Thừa (1999). Kinh tế học vĩ mô, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
  • Phạm Thắng và Đoàn Quốc Hưng (2007). Bệnh mạch máu ngoại vi, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
  • Boulding K.E (1995). Economic Analysis, Hamish Hamilton, London

3.5. Nguồn tiểu luận là luận án, luận văn, khóa luận

Cần ghi đầy đủ các thông tin sau:

  • Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu phẩy hoặc chấm cuối phần tên)
  • (Năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
  • Tên sách, luận án hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
  • Nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)
  • Nơi xuất bản, (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo). (xem ví dụ trang sau tài liệu số 3 và 4).

Ví dụ:

  • Nguyễn Hoàng Thanh (2011). Nghiên cứu mức sẵn sàng chi trả cho cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường tại huyện Kim Bảng, Hà Nam năm 2010, Luận văn Thạc sĩ y tế công cộng,Trường Đại học Y Hà Nội.

3.6. Nguồn tiểu luận trích dẫn từ nguồn internet, báo mạng

(hết sức hạn chế loại trích dẫn này)

Tên tác giả (nếu có), năm (nếu có). Tên tài liệu tham khảo, <đường dẫn để tiếp cận tài liệu đó>, thời gian trích dẫn.

Chú ý những chi tiết về trình bày nêu trên. Nếu tài liệu dài hơn một dòng thì nên trình bày sao cho từ dòng thứ hai lùi vào so với dòng thứ nhất 1cm để phần tài liệu tham khảo được rõ ràng và dễ theo dõi.

4. Hình thức trích dẫn nguồn tiểu luận

Hình thức trích dẫn nguồn tiểu luận
Hình thức trích dẫn nguồn tiểu luận

4.1. Trích dẫn trực tiếp

Trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình,… của bản gốc vào bài viết và phải bảo đảm đúng chính xác từng câu, từng chữ, từng dấu câu được sử dụng trong bản gốc được trích dẫn.

“Phần trích dẫn được đặt trong ngoặc kép”, [số TLTK] đặt trong ngoặc vuông. Không nên dùng quá nhiều cách trích dẫn này vì bài viết sẽ nặng nề và đơn điệu.

4.2. Trích dẫn gián tiếp

Sử dụng ý tưởng, kết quả, hoặc ý của một vấn đề để diễn tả lại theo cách viết của mình nhưng phải đảm bảo đúng nội dung của bản gốc. Đây là cách trích dẫn được khuyến khích sử dụng trong nghiên cứu khoa học. Khi trích dẫn theo cách này cần cẩn trọng và chính xác để tránh diễn dịch sai, đảm bảo trung thành với nội dung của bài gốc.

4.3. Trích dẫn thứ cấp

Là khi người viết muốn trích dẫn một thông tin qua trích dẫn trong một tài liệu của tác giả khác.

Ví dụ: khi người viết muốn trích dẫn một thông tin có nguồn gốc từ tác giả A, nhưng không tìm được trực tiếp bản gốc tác giả A mà thông qua một tài liệu của tác giả B.

Khi trích dẫn theo cách này không liệt kê tài liệu trích dẫn của tác giả A trong danh mục tài liệu tham khảo. Một tài liệu có yêu cầu khoa học càng cao thì càng hạn chế trích dẫn thứ cấp mà phải tiếp cận càng nhiều tài liệu gốc càng tốt.

5. Chú ý 9 nguyên tắc khi trích dẫn nguồn luận văn

Chú ý 9 nguyên tắc khi trích dẫn nguồn luận văn
Chú ý 9 nguyên tắc khi trích dẫn nguồn luận văn
  • Nguồn luận văn có thể được trích dẫn và sử dụng trong các phần đặt vấn đề, tổng quan, phương pháp nghiên cứu, bàn luận.
  • Không nên sử dụng nguồn luận văn trong: phần giả thiết nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, kết luận.
  • Cách trích dẫn tài liệu tham khảo phải được thống nhất trong toàn bộ bài viết và phù hợp với cách trình bày trong danh mục tài liệu tham khảo.
  • Việc trích dẫn là theo thứ tự của nguồn luận văn ở danh mục Tài liệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông , khi cần có đánh số trang.
  • Đối với phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông và theo thứ tự tăng dần, cách nhau bằng dấu phẩy và không có khoảng trắng, ví dụ [19],[25],[41].
  • Không ghi học hàm, học vị, địa vị xã hội của tác giả vào thông tin trích dẫn.
  • Tài liệu được trích dẫn trong bài viết phải có trong danh mục tài liệu tham khảo.
  • Tài liệu được liệt kê trong danh mục tham khảo phải có trích dẫn trong bài viết.
  • Khi một thông tin có nhiều người nói đến thì nên trích dẫn những nghiên cứu/ bài báo/ tác giả có tiếng trong chuyên ngành.

Trên đây hướng dẫn chi tiết cách trích nguồn tiểu luận chuẩn nhất năm 2024 mà Luận Văn Uy Tín đã tổng hợp giúp bạn.

Liên hệ chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ các thông tin chi tiết một cách nhanh nhất!

  • Hotline/Zalo: 0983.018.995
  • Email: hotrovietbaocao24h@gmail.com
  • Fanpage: Luận Văn Uy Tín
  • Địa chỉ: 422 Quang Trung Hà Đông Hà Nội

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status
0983018995
icons8-exercise-96 chat-active-icon