Cấu trúc bài tiểu luận chuẩn sẽ giúp hoàn thiện đầy đủ các bước chính thức để bạn có thể truyền đạt những gì thông điệp truyền tải. Tại đây, LUẬN VĂN UY TÍN đã tổng hợp cho bạn cụ thể cấu trúc một bài tiểu luận hoàn chỉnh & 5 mẫu cấu trúc bài tiểu luận năm 2024 để bạn có thể tham khảo.
Nếu bạn đang gặp vấn đề về làm bài luận văn, báo cáo thực tập của mình, chúng tôi cung cấp dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập cam kết chất lượng, giá cả hợp lý, đúng deadline và bảo mật thông tin 100% cho khách hàng.
1. Cấu trúc bài tiểu luận cơ bản
Một bài tiểu luận thường có cấu trúc gồm 3 phần chính và 3 mục phụ kèm theo. Tuy nhiên, tùy mỗi trường sẽ có quy định khác nhau và đây là cấu trúc bố cục phổ biến, cụ thể là các phần:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung chính
- Phần kết luận
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Danh mục từ viết tắt
- Phụ lục
Cấu trúc bài tiểu luận truyền thống không gồm các đề mục. Ngược lại nó sẽ gồm những đoạn văn, và mỗi đoạn sẽ có ý hoặc mục đích lý luận riêng mà tác giả cần phải làm rõ bằng việc sử dụng những câu chủ đề để chỉ rõ quan điểm của mình. Câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn văn.
Tuy nhiên, các giảng viên đã trở nên linh hoạt hơn trong những tiêu chí đặt ra cho sinh viên và trong một số trường hợp đã cho phép sinh viên sử dụng các đề mục trong những bài tiểu luận của mình. Các bài tiểu luận kiểu này thường được gọi là ‘’tiểu luận theo dạng báo cáo”. Ngoài 3 phần chính, cấu trúc bài tiểu luận phải có: mục lục và tài liệu tham khảo.
Nếu trong bài tiểu luận bạn có sử dụng chữ viết tắt hay biểu đồ thì cần phải thêm: danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng – hình vẽ và mục lục.
Tham khảo thêm: Tiểu luận sở hữu trí tuệ
2. Chi tiết các phần trong cấu trúc bài tiểu luận
2.1. Phần mở đầu trong cấu trúc bài tiểu luận
Phần mở đầu là ấn tượng đầu tiên hấp dẫn được người đọc khiến họ tò mò về đề tài và muốn khám phá hơn những nội dung tiếp theo.
Phần mở đầu của cấu trúc bài tiểu luận bao gồm các phần như sau:
2.1.1. Lời mở đầu
- Lời mở đầu bao quát ngắn gọn chủ đề của bài tiểu luận. Một lời mở đầu hấp dẫn duyết định đọc giả có hứng thú với đề tài và bài tiểu luận của bạn hay không.
- Lời mở đầu nên viết ngắn gọn, đúng trọng tâm để giảng viên có thể đánh giá được sự hiểu biết của bạn và chất lượng của bài tiểu luận.
2.1.2. Lý do chọn đề tài/ Tính cấp thiết của đề tài
- Trong phần này bạn phải trả lời được câu hỏi: Tại sao bạn lại chọn đề tài này để nghiên cứu? Đề tài này sẽ đáp ứng được những yêu cầu nào của thực tiễn xã hội đặt ra?
2.1.3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: chính là kết quả, giải pháp mà bạn muốn hướng đến khi thực hiện đề tài cho bài tiểu luận.
- Mục tiêu tổng quát: là đích đến mà bạn muốn đạt được và có tính khái quát, có thể xem là yếu tố để phân loại đề tài nghiên cứu.
- Mục tiêu cụ thể: là những mục tiêu nhỏ và cụ thể mà bạn đề ra để đạt được mục tiêu tổng quát.
2.1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu đề tài này là ai? Cái gì?
- Phạm vi: phạm vi không gian, phạm vi thời gian.
- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận nào để bạn dựa vào đó thực hiện đề tài?
2.1.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Là phương pháp mà bạn dựa vào những số liệu có sẵn để kết luận cho đề tài nghiên cứu của mình, bao gồm:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp lý thuyết
- Phương pháp giả thuyết
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
- Phương pháp lịch sử
- Phương pháp mô hình hóa
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Là phương pháp giúp bạn thực hiện đề tài của mình trong thực tiễn để hiểu rõ bản chất vấn đề, bao gồm:
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp quan sát khoa học
- Phương pháp thực nghiệm khoa học
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp khảo sát
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp phân tích – tổng kết kinh nghiệm
2.1.6. Tổng quát nội dung chính của bài
- Phần này sẽ đề cập tổng quát những nội dung chính của bài tiểu luận, bạn sẽ ghi ra các tên chương và tiêu đề của mỗi chương.
2.1.7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Đóng góp đề tài trong cơ sở lý luận và trong thực tiễn có thể áp dụng được.
- Cấu trúc tiểu luận
- Bạn cần tóm lược cấu trúc tiểu luận và trình bày thứ tự một cách ngắn gọn.
Luận văn uy tín cung cấp dịch vụ viết thuê luận văn Thạc sĩ – Đại học – cam kết chất lượng, giá cả hợp lý, đúng deadline và bảo mật thông tin 100% cho bạn.
2.2. Phần nội dung trong cấu trúc bài tiểu luận
Phần nội dung là phần quan trọng nhất của bài tiểu luận vì là nơi thể hiện xuyên suốt trọng tâm của đề tài. Thông thường phần nội dung của bài tiểu luận được chia thành 3 chương:
Chương 1: Lý thuyết chung
- Trong phần này, bạn cần trình bày các khái niệm, kiến thức liên quan đến đề tài mà bạn đang nghiên cứu.
- Các thông tin cần trình bày rõ ràng, khoa học, mạch lạc để người đọc có thể nắm được các lý thuyết và đánh giá được sự nội dung của bạn.
Chương 2: Thực trạng
- Phần này bạn cần sử dụng các phương pháp nghiên cứu để nêu rõ các yếu tố của vấn đề, thực trạng, nội dung quan trọng để chứng minh được tính thực tiễn, cấp thiết cho đề tài mà mình đang nghiên cứu.
Chương 3: Giải pháp
- Từ nguyên nhân, hãy đề xuất giải pháp theo thực tiễn, ý kiến cá nhân, cùng với kiến thức tham khảo từ chuyên môn.
- Chú ý: giải pháp đề xuất cần thể hiện tầm nhìn, tư duy cụ thể, tránh chung chung, lý thuyết.
2.3. Phần kết luận, kiến nghị
Trong phần này, bạn sẽ tổng hợp một cách ngắn gọn, cô động và khái quát nhất những nội dung đã được trình bày ở các chương trước đó. Hãy tổng kết lại các vấn đề chính đã trình bày trong bài tiểu luận theo 3 ý như sau:
- Trình bày, đánh giá, bàn luận các kết quả nghiên cứu
- Trình những đề xuất, dự báo
- Trình bày ngắn gọn đóng góp, chỉ ra giới hạn
Lưu ý khi bạn viết phần tổng kết cho bài tiểu luận:
- Bạn tuyệt đối không nên nêu ra ý tưởng mới, nội dung mới trong phần này.
- Không nên trích dẫn ở phần kết luận, chỉ trích dẫn trong phần nội dung.
- Phải khái quát toàn bộ nội dung của bài, không được tập trung vào một quan điểm nhỏ hay vấn đề nhỏ trong bài.
- Tránh sử dụng những ngôn từ hoa mỹ rườm rà, hay dùng những từ ngữ rõ ràng, súc tích.
- Tránh lạm dụng những cụm từ xuất hiện thường xuyên: Tóm lại, để kết thúc, kết luận lại,… vì sẽ gây nhàm chán và sáo rỗng.
2.4. Danh mục tài liệu tham khảo
– Phải ghi đầy đủ các thông tin cần thiết
– Tùy theo hình thức truyền thông thì sẽ có định dạng khác nhau:
- Sách: Họ tên tác giả (năm xuất bản). Tên sách, Nhà xuất bản, Nơi xuất bản.
- Bài báo trên tạp chí khoa học: Họ tên tác giả (năm xuất bản). “Tên bài báo”, Tên tạp chí, Số ISSN của tạp chí.
- Luận văn, luận án: Tên tác giả (năm xuất bản). Tên đề tài, bậc học, tên của cơ sở đào tạo.
- Bài viết báo chí: Tên tác giả (ngày tháng năm xuất bản). Tên bài báo. Tên tờ báo, trang số.
- Internet: Họ tên tác giả (năm xuất bản). “Tên bài báo”, tên tổ chức xuất bản, <liên kết đến ấn phẩm/ bài báo trên website>, ngày tháng năm truy cập.
– Sắp xếp các tài liệu tham khảo theo nguyên tắc ABC:
- Tác giả là người nước ngoài, xếp thứ tự ABC theo họ.
- Tác giả là người Việt Nam, xếp thứ tự ABC theo tên (tên thuần Việt, không đảo chiều như tên nước ngoài)
- Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC theo từ đầu của tên cơ quan ban hành, báo cáo hay ấn phẩm.
2.5. Danh mục từ viết tắt trong bài tiểu luận
- Bạn có thể viết tắt với những từ xuất hiện nhiều lần trong bài tiểu luận. Không nên viết tắt những cụm từ quá dài.
- Nên viết tắt ở lần viết thứ hai sau lần viết thứ nhất có chữ viết tắt trong ngoặc đơn, bảng danh mục các từ viết tắt sắp xếp theo thứ tự ABC.
- Bạn nên lưu ý không lạm dụng nhiều từ viết tắt trong bài vì có thể gây khó khăn cho người đọc.
2.6. Phụ lục (nếu có) của bài tiểu luận
Phụ lục được sử dụng để cung cấp những thông tin bổ sung, minh họa cho chủ đề mà bạn đang nghiên cứu.
- Phụ lục trình bày ngắn gọn nhưng phải đầy đủ, tránh chung chung làm cho người đọc khó hiểu hoặc hiểu sai ý.
- Đặt các số liệu, bảng hỏi, biểu mẫu,… trong các trang phụ lục riêng biệt, chúng phải được đánh số cẩn thận để tiện theo dõi.
- Chú ý các biểu mẫu, phiếu điều tra kèm theo của phụ lục, chúng phải được thống nhất định dạng với bài tiểu luận.
3. Các yêu cầu về định dạng văn bản trong trình bày cấu trúc 1 bài tiểu luận
STT | Cấu trúc 1 bài tiểu luận | Yêu cầu định dạng văn bản |
1 | Khổ giấy | Trên giấy A4 (210 x 297 mm). Portrait với Page Setup: Top: 2.0 cm; Bottom: 2.0 cm; Left: 3.0 cm; Right: 2.0 cm; Gutter: 0 cm. Header: 1.0 cm; Footer: 1.0 cm. |
2 | Kiểu chữ, cỡ chữ | Bảng mã tiếng Việt: Bộ mã Unicode
Font sử dụng: Times New Roman Font size: 13 và size khác tương ứng ở các trang bìa, phụ chương v.v. |
3 | Dòng | Line: 1,5 lines |
4 | Giãn dòng | Trên (before): 3 pt; dưới (after): 3 pt |
5 | Mật độ | Sử dụng chữ bình thường, không nén lại hoặc kéo giãn các khoảng cách của từng chữ. |
6 | Căn lề | Cần căn lề đều cho bài tiểu luận, lề trái: 3,5 cm; lề trên: 2,5 cm; lề dưới: 3cm và lề phải: 2cm. |
4. Tham khảo 5 mẫu cấu trúc bài tiểu luận hoàn chỉnh 2024
4.1. Mẫu cấu trúc bài tiểu luận số 1
Đề tài: tiểu luận Triết học Vận dụng quy luật lượng – chất vào thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
a) Trích cấu trúc
Mục lục.
Bảng phản công làm việc nhóm.
Bảng làm việc nhóm chi tiết.
Phần mở đầu.
Phần nội dung
Phần 1: Những vấn để lý luận của quy luật tử những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại của phép biện chứng duy vật.
1.1. Các khái niệm liên quan 6
1.2. Tóm tắt nội dung quy luật.
1.3. Ý nghĩa phương pháp luận
Phần 2: Vận dụng quy luật lượng – chất vào thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
2.1. Tính tất yếu khách quan của kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
2.2. Những thành tựu đạt được sau 15 năm đối mới.
Phần kết luận.
Tài liệu tham khảo
Link tải: miễn phí
4.2. Mẫu cấu trúc bài tiểu luận số 2
Đề tài: “Điện Biên Phủ trên không – mười hai ngày đêm lịch sử”.
Tham khảo cấu trúc bài:
Phần mở đầu:
- Lý do chọn đề tài
- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu
- Kết quả nghiên cứu
Phần nội dung
Chương I: bối cảnh
Chương II: nguyên nhân dẫn tới chiến tranh
Chương III: diễn biến…….XEM TIẾP
4.3. Mẫu cấu trúc bài tiểu luận số 3
Đề tài: Tiểu luận Tâm lý học xã hội: Thành kiến/ Định kiến và phân biệt đối xử. Prejudice and Discrimination.
Tham khảo cấu trúc bài tiểu luận:
- Thành kiến/ Định kiến.
I/ Phân biệt đối xử là gì?
II/ Nguồn gốc của Thành kiến/ Định kiến.
III/ Nguyên nhân dẫn đến việc Phân biệt đối xử.
IV/ Ảnh hưởng của việc Phân biệt đối xử với xã hội.
- Danh mục tài liệu tham khảo .
- Lời cảm ơn.
c) Link tải: miễn phí
4.4. Mẫu cấu trúc bài tiểu luận số 4
Đề tài: Tiểu luận Pháp luật đại cương: Các giai đoạn phạm tội.
Phần 1: phần mở đầu
- Lý do chọn đề tài
- Đối tượng & phương pháp nghiên cứu
- Mục đích đề tài
Phần 2: Nội dung
Giai đoạn thực hiện tội phạm
Chương 2: Chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt
- Chuẩn bị phạm tội
- Khái niệm
- Trách nhiệm hình sự
- Phạm tội chưa đạt
- Khái niệm
- Phân loại
Chương 3: Phạm tội hoàn thành và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
- Phạm tội hoàn thành
- Khái niệm
- Thời điểm phạm tội hoàn thành
- Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
- Điều kiện
- Trách nhiệp pháp lý
Phần 3: Kết luận
c) Link tải: miễn phí
4.5. Mẫu cấu trúc bài tiểu luận số 5
Tên đề tài: “Vi phạm quyền tác giả ở Việt Nam”.
Tham khảo cấu trúc bài:
Phần mở đầu
- Lý do chọn đề tài
- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Mục đích đề tài
Phần nội dung
Chương 1: Những vấn đề chung về vi phạm quyền tác giả ỏ Việt Nam
1.1 Khái quát chung về quyền tác giả
1.2 Khái niệm hành vi xâm phạm quyền tác giả
1.3 Đặc điểm hành vi xâm phạm quyền tác giả
1.4 Trách nhiệm pháp luật đối với hành vi xâm …. XEM TIẾP
Trên đây là tổng hợp miễn phí 5 bài tiểu luận triết học phật giáo Việt Nam hay nhất mà Luận Văn Uy Tín đã tổng hợp giúp bạn.
Liên hệ chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ các thông tin chi tiết một cách nhanh nhất!
Thông tin liên hệ
- Hotline/Zalo: 0983.018.995
- Email: hotrovietbaocao24h@gmail.com
- Fanpage: Luận Văn Uy Tín
- Địa chỉ: 422 Quang Trung Hà Đông Hà Nội
- Tải miễn phí 9 mẫu luận văn về kế toán tiền lương đạt điểm A+ & 150 mẫu đề tài hay nhất 2024
- Chi tiết 8 mẫu luận văn học viện tài chính ấn tượng & 50 đề tài hay nhất 2024
- Phương pháp nghiên cứu tiểu luận & Chi tiết cách viết phương pháp nghiên cứu trong tiểu luận năm 2024
- TOP 100 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh ấn tượng nhất
- Tham khảo 30 mẫu đề tài báo cáo thực tập du lịch & 5 mẫu báo cáo thực tập du lịch ấn tượng nhất 2024
Bài viết cùng chủ đề:
-
Tải miễn phí 8 mẫu tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh & 100 đề tài chọn lọc hay nhất 2024
-
Tham khảo kinh nghiệm & 5 mẫu tiểu luận quản trị rủi ro được đánh giá cao 2024
-
Tham khảo chi tiết cách làm & 10 mẫu phần kết luận của bài tiểu luận các chủ đề hay nhất 2024
-
Hướng dẫn chi tiết bố cục bài tiểu luận đạt chuẩn 2024
-
Tham khảo 6 mẫu lời cam đoan trong bài tiểu luận các chủ đề hay nhất & cách làm gây thuyết phục 2024
-
Hướng dẫn làm bài tiểu luận chi tiết đầy đủ chuẩn nhất 2024
-
Tải miễn phí 7 mẫu & 40 đề tài tiểu luận xử lý tình huống vi phạm hành chính hay nhất 2024
-
Bài mẫu tiểu luận về nghệ thuật lãnh đạo & tổng hợp 100+++ đề tài đa dạng chủ đề 2024
-
Tham khảo 5 mẫu tiểu luận môi trường và con người chi tiết nhất 2024
-
100 ý tưởng đề tài tiểu luận marketing dịch vụ xuất sắc nhất 2024
-
Tải miễn phí 7 mẫu tiểu luận tình huống tranh chấp đất đai ấn tượng nhất 2024
-
Tải miễn phí 9 mẫu & 50 đề tài tiểu luận ô nhiễm môi trường nước chọn lọc hay nhất 2024
-
Tải miễn phí 7 mẫu tiểu luận triết học về con người điểm cao nhất & 130 đề tài hay nhất 2024
-
Tổng hợp 6 mẫu tiểu luận thương mại điện tử cập nhật mới nhất 2024 & những lưu ý chi tiết
-
Tổng hợp 7 mẫu bài tiểu luận về lạm phát chi tiết nhất & 20+++ đề tài hay nhất 2024
-
Tải miễn phí 8 mẫu tiểu luận quản trị bán hàng chọn lọc & cách làm chi tiết 2024