Quản lý và mua bán thuốc, những yêu cầu & quy định mới nhất năm 2024

5/5 - (1 bình chọn)

Quản lý và mua bán thuốc liên quan trực tiếp đến sức khỏe người dân, do đó, các quy định, chế tài cụ thể để kiểm soát vô cùng chặt chẽ. Để cung cấp thông tin chi tiết & chính xác nhất, LUẬN VĂN UY TÍN đã tổng hợp lại nội dung về quản lý và mua bán thuốc, những yêu cầu & quy định mới nhất năm 2024 để các bạn có thể tham khảo.

Nếu bạn đang gặp vấn đề về làm bài luận văn, báo cáo thực tập của mình, chúng tôi cung cấp dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập cam kết chất lượng, giá cả hợp lý, đúng deadline và bảo mật thông tin 100% cho khách hàng.

1. Thông tư hướng dẫn tổ chức và hoạt động nhà thuốc bệnh viện (15 -2011-TT-BYT)

Thông tư hướng dẫn tổ chức và hoạt động nhà thuốc bệnh viện (15 -2011-TT-BYT)
Thông tư hướng dẫn tổ chức và hoạt động nhà thuốc bệnh viện (15 -2011-TT-BYT)

1.1. Quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện

Căn cứ Luật Dược số 34/2005-QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị quyết số 71/2006/QH11 của Quốc hội ngày 29 tháng 11 năm 2006 phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp  định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO);

Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

Bộ Y tế quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện như sau:

1.2. Những quy định chung trong quản lý và mua bán thuốc

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Thông tư này quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện.

Thông tư này áp dụng đối với các cá nhân và tổ chức trong nước và nước ngoài thực hiện các hoạt động liên quan  đến bán lẻ thuốc trong bệnh viện.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện (sau đây gọi tắt là cơ sở bán lẻ thuốc) là cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên bệnh viện được tổ chức theo các hình thức: nhà thuốc, quầy thuốc hoặc cơ sở bán lẻ thuốc chuyên bán thuốc đông y, thuốc từ dược liệu.
  2. Thuốc thành phẩm là dạng thuốc đã qua tất cả các giai đoạn sản xuất, kể cả đóng gói trong bao bì cuối cùng và dán nhãn.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình viết báo cáo thực tập, hãy để Luận Văn Uy Tín giúp đỡ bạn. Để nhận được sự tư vấn, báo giá chi tiết truy cập ngay dịch vụ viết thuê luận văn Thạc sĩ – Đại học  để được hỗ trợ thông tin một cách nhanh chóng nhất.

Có thể bạn đang tìm đọc: báo cáo thực tập nhà thuốc

1.3. Quy định về tổ chức và điều kiện hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc

Điều 3. Quy định về tổ chức của cơ sở bán lẻ thuốc

  1. Đối với bệnh viện trực thuộc Bộ, bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) trừ các bệnh  viện chuyên khoa tâm thần, điều dưỡng, phục hồi chức năng tuyến tỉnh: Giám đốc bệnh viện phải tự tổ chức cơ sở bán lẻ thuốc. Giám đốc bệnh viện chịu trách nhiệm về hoạt động (bao gồm cả đảm bảo kinh phí) của cơ sở bán lẻ thuốc.
  2. Đối với bệnh viện chuyên khoa tâm thần, điều dưỡng, phục hồi chức năng tuyến tỉnh; bệnh viện trực thuộc Y tế Ngành; bệnh viện tuyến huyện, quận, thị xã (sau đây gọi tắt là huyện) bao gồm cả các:

Trung tâm Y tế huyện ở nơi không có Bệnh viện đa khoa huyện riêng; bệnh viện đa khoa khu vực; bệnh viện chuyên khoa khu vực: khuyến khích bệnh viện tự tổ chức cơ sở bán lẻ thuốc.

Giám đốc bệnh viện, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện chịu trách nhiệm về hoạt  động (bao gồm cả đảm bảo kinh phí) của cơ sở bán lẻ thuốc.

Trường hợp không tự tổ chức được cơ sở bán lẻ thuốc, bệnh viện có thể liên doanh, liên kết với doanh nghiệp kinh doanh thuốc hoặc cá nhân tổ chức cơ sở bán lẻ thuốc để  đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho bệnh nhân.

Giám đốc doanh nghiệp kinh doanh hoặc cá nhân liên doanh, liên kết cùng chịu trách nhiệm với Giám đốc bệnh viện hoặc Giám đốc Trung tâm Y tế huyện về hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc.

Giám đốc bệnh viện, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện, Giám  đốc doanh nghiệp kinh doanh hoặc cá nhân liên doanh, liên kết chịu trách nhiệm  đảm bảo kinh phí hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc theo đúng qui định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006  của Chính phủ.

Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các  qui định có liên quan.

Bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài không được mở cơ sở bán lẻ thuốc của chính bệnh viện, không được liên doanh, liên kết để thành lập cơ sở bán lẻ thuốc, trừ trường hợp được Chính phủ cho phép triển khai thí điểm.

Để đảm bảo nguồn cung ứng thuốc cho bệnh nhân, bệnh viện tạo điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh thuốc hoặc cá nhân tổ chức cơ sở bán lẻ thuốc theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 4. Quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở bán lẻ  thuốc
1. Cơ sở bán lẻ thuốc phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định tại Thông tư 02/2007/TT-BYT ngày 24/01/2007 của Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều về điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định của Luật Dược và Nghị định 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006.

Trường hợp cơ sở bán lẻ thuốc do bệnh viện tự tổ chức không thể có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:

Sở Y tế báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền xem xét, tạo điều kiện cho cơ sở bán lẻ thuốc có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để thực hiện các thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.

2. Cơ sở bán lẻ thuốc đông y, thuốc từ dược liệu phải có cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự áp dụng tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” theo lộ trình quy định tại Khoản 3 Mục I Chương III nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” ban hành kèm theo Quyết định 11/2007/QĐ-BYT ngày 24/01/2007.

Có thể bạn đang tìm đọc: báo cáo tốt nghiệp ngành y tế công cộng

2. Các hoạt động nghiệp vụ chính diễn ra tại nhà thuốc

Các hoạt động nghiệp vụ chính diễn ra tại nhà thuốc
Các hoạt động nghiệp vụ chính diễn ra tại nhà thuốc

2.1. Nghiệp vụ nhập hàng trong quản lý và mua bán thuốc

Trung bình mỗi nhà thuốc sẽ cần bổ sung hàng hết theo tuần suất 3 – 4 lần trong 1 tuần. Mục đích là quản lý thông tin, doanh số mua hàng và tình trạng trả thưởng của các nhà cung cấp đang mua hàng trong quản lý và mua bán thuốc.

Đặc thù: Nhà thuốc nhận được rất lời chào mời về các chương trình khuyến mại từ các nhà cung cấp với nhiều hình thức trả thưởng (trả ngay, trả sau, trả bằng tiền, trả bằng hàng).

2.2. Nghiệp vụ bán hàng trong quản lý và mua bán thuốc

Trong quản lý và mua bán thuốc, đây là hoạt động diễn ra hàng ngày và nhà thuốc. Mục đích là theo dõi được lịch sử mua hàng của khách và giám sát hoạt động bán hàng của nhân viên.

Đặc thù: trong quản lý và mua bán thuốc bán hàng cắt liều là đặc thù chỉ có tại các cửa hàng thuốc (bán cắt liều theo mẫu sẵn có và bán cắt liều tự do). Đây là hoạt động hay xảy nhiều sai xót nhất tại nhà thuốc (nhân viên nhớ nhầm hàng sau khi bán, đưa nhầm hàng cho khách, tính nhầm tiền, đưa nhầm tiền thừa cho khách, vv…)

2.3. Nghiệp vụ kiểm kê hàng trong quản lý và mua bán thuốc

Trong quản lý và mua bán thuốc, trung bình mỗi nhà thuốc sẽ kiểm kê theo tuần suất 3 – 6 tháng cho 1 lần kiểm kê. Mục đích của kiểm kê là để phát hiện ra sai xót về hàng hóa trong quá trình nhập hàng hay bán hàng để xử lý ngay.

Đặc thù: trong quản lý và mua bán thuốc, kiểm kê thường là công việc vất vả tại nhà thuốc. Trong khi, nhân sự kiểm kê thì ít, danh mục hàng lên tới hàng nghìn mặt hàng, số lượng trong kho thì luôn biến động vì hoạt động nhập và xuất diễn ra hàng ngày. Mỗi lần kiểm kê phải huy động thêm nhiều người và cố gắng làm trong thời gian ngắn.

2.4. Nghiệp vụ quản lý dòng tiền trong quản lý và mua bán thuốc

Trong quản lý và mua bán thuốc, đây là hoạt động diễn ra hàng ngày và diễn ra tại thời điểm giao ca giữa các nhân viên bán hàng hoặc mới chủ nhà thuốc. Mục đích là giám sát tiền bán hàng của nhân viên, ký nhận giữa các ca bán bằng sổ giao ca.

Đặc thù: trong quản lý và mua bán thuốc, toàn bộ tiền bán hàng trong ca đó sẽ do nhân viên quản lý, đôi khi hàng hóa của trình dược viên giao tới cửa hàng được nhân viên thanh toán.

3. Những yêu cầu về quản lý và mua bán thuốc

Những yêu cầu về quản lý và mua bán thuốc
Những yêu cầu về quản lý và mua bán thuốc

3.1. Quản lý giá thuốc trong quản lý và mua bán thuốc

Trong quản lý và mua bán thuốc, trong thời gian vừa qua, triển khai các quy định của Luật Dược, Liên Bộ Y tế – Bộ Tài chính- Bộ Công thương đã tích cực triển khai việc quản lý chặt chẽ thị trường thuốc chữa bệnh cho người, đặc biệt đối với các thuốc nhập khẩu và tập trung quản lý thuốc trong khu khu vực bệnh viện công lập. Cụ thể:

– Đã ban hành và phối hợp ban hành:

+ Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19/01/2012 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế;

+ Thông tư số 36/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 11/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19/1/2012;

+Thông tư số 11/2012/TT-BYT ngày 28/6/2012 của Bộ Y tế hướng dẫn lập Hồ sơ mời thầu trong các cơ sở y tế;

+ Thông tư số 06/2013/TT-BYT ngày 8/2/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn triển khai áp dụng thí điểm quy định về thặng số bán buôn tối đa toàn chặng đối thuốc do Ngân sách Nhà nước và Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả trong đó khắc phục khó khăn, bất cập trong công tác đấu thầu thuốc;

+ Thông tư số 15/2011/TT-BYT ngày 19/4/2011 quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện theo đó đã giảm mức thặng số bán lẻ tối đa đối với giá bán tại nhà thuốc bệnh viện;

+ Thông tư liên tịch số 50/2011/TTLT-BYT-BTC- BCT ngày 30/12/2011 của Bộ Y tế  Bộ Tài chính và Bộ Công Thương hướng dẫn quản lý giá thuốc dùng cho người.

– Với các quy định hiện hành, giá thuốc được giám sát chặt chẽ thông qua quy định về kê khai, kê khai lại và công bố công khai từ khâu đăng ký lưu hành, nhập khẩu và đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện.

– Các nhà thuốc bệnh viện phải thực hiện quy định về thặng số bán lẻ, các cơ sở bán lẻ phải thực hiện niêm yết giá và không được bán cao hơn giá niêm yết, do đó về cơ bản thuốc tình hình thị trường dược phẩm duy trì bình ổn:

+ Trong những năm qua, theo số liệu của Tổng cục thống kê, mức độ tăng giá nhóm hàng dược phẩm luôn thấp hơn mức độ tăng giá tiêu dùng (CPI).

+ Về giá thuốc thực tế của Việt Nam so với thế giới, qua khảo sát, so sánh giá thuốc trúng thầu tại bệnh viện giữa Việt Nam với Thái Lan, Trung Quốc của Đoàn công tác liên ngành (Bộ Y tế, Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư) trong tháng 5-6/2012:

Tại Thái Lan, so sánh giá của 25 mặt hàng cùng tên thương mại, cùng hoạt chất, cùng nồng độ và hàm lượng, giá trúng thầu tất cả các mặt hàng tại Thái Lan cao hơn Việt Nam với tỷ lệ trung bình 3,17 lần.

Tại Trung Quốc, so sánh giá 23 mặt hàng cùng tên thương mại, cùng hoạt chất, cùng nồng độ và hàm lượng, giá trúng thầu tất cả các mặt hàng thuốc tại Trung Quốc cao hơn Việt Nam với tỷ lệ trung bình 2,25 lần.

+ Theo kết quả nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách y tế năm 2011 đã khảo sát giá thuốc theo phương pháp của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy:

Giá thuốc tên gốc trúng thầu ở Việt Nam ở mức thấp so với mặt bằng chung quốc tế và giá thuốc biệt dược trúng thầu ở Việt Nam ở khoảng trung bình so với số liệu quốc tế.

Với các số liệu nghiên cứu, khảo sát đã thực hiện và thực tế diễn biến thị trường trong thời gian vừa qua, có thể thấy về cơ bản thị trường dược phẩm được duy trì  bình ổn, đáp ứng đủ thuốc phục vụ công tác phòng và điều trị bệnh của nhân dân.

Để tăng cường việc quản lý giá thuốc, Bộ Y tế đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan, chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý giá thuốc.

Chú trọng xử lý các hành vi đầu cơ, găm hàng, đưa tin thất thiệt, tăng giá quá mức, bất hợp lý và triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm đảm bảo sự bình ổn của thị trường thuốc chữa bệnh.

-Về chế tài xử phạt hành chính trong lĩnh vực giá thuốc, Bộ Y tế cũng đã phối hợp với các bộ ngành tham mưu cho Chính phủ:

Ban hành Nghị định số 84/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giá và Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 184/11/12011 về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế.

Trong đó có thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế theo hướng bổ sung các hành vi vi phạm về quản lý giá thuốc và tăng nặng mức hình phạt so với mức xử phạt cũ tại Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 của Chính phủ.

Quy định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực y tế và Nghị định 93/2011/NĐ-CP ngày 18/10/2011 về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế.

Với các giải pháp đã và đang thực hiện nêu trên, những khó khăn, bất cập trong công tác quản lý giá thuốc sẽ được khắc phục và công tác quản lý giá thuốc sẽ đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.

Bộ Y tế cũng đã có Chỉ thị số 06/CT-BYT ngày 14/6/2013 về việc tăng cường quản lý, giám sát hoạt động đấu thầu cung ứng thuốc trong các cơ sở y tế trong đó chỉ đạo các Sở Y tế các tỉnh, thành thành phố trực thuộc trung ương.

Các cơ sở khám chữa bệnh tiến hành thương thảo giá với nhà thầu để mua thuốc với mức giá phù hợp mặt bằng chung trong quản lý và mua bán thuốc.

3.2. Kiểm soát chất lượng thuốc trong quản lý và mua bán thuốc

1.Về chất lượng thuốc nói chung trong quản lý và mua bán thuốc:

Chất lượng thuốc được kiểm soát theo Chính sách quản lý chất lượng toàn diện (TQM) từ khâu sản xuất và kiểm soát trong quá trình (GMP), kiểm tra chất lượng (GLP), bảo quản (GSP) và phân phối thuốc (GDP, GPP) dựa trên các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt” (GPs).

– Theo quy định hiện hành, tất cả các mặt hàng thuốc lưu hành tại thị trường Việt Nam phải được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành. Để được cấp số đăng ký lưu hành, hồ sơ đăng ký sản phẩm đã được thẩm định đầy đủ về tiêu chuẩn chất lượng thuốc, các dữ liệu về an toàn, hiệu quả của thuốc.

Cụ thể, tất cả các thuốc lưu hành tại thị trường Việt Nam phải đạt tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam, hoặc các tiêu chuẩn Dược điển Mỹ (USP), Dược điển Anh (BP), tiêu chuẩn Dược điển Châu Âu…

Tiêu chuẩn, chất lượng của các nguyên liệu sản xuất thuốc (dược chất, tá dược) được kiểm soát từ khâu cấp số đăng ký lưu hành từ đánh giá nhà cung cấp, quy trình sản xuất, kiểm tra, kiểm nghiệm hoá lý, nghiên cứu độ ổn định… theo đúng các tiêu chuẩn đăng ký.

Ngoài ra, đối với một số nhóm hoạt chất phải thực hiện nghiên cứu đánh giá tương đương sinh học theo quy định để được cấp số đăng ký lưu hành.

– Các thuốc nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam, để được cấp số đăng ký lưu hành (hoặc Giấy phép nhập khẩu) thì yêu cầu tiên quyết về pháp lý là thuốc phải được cấp phép lưu hành tại nước sản xuất.

Đồng thời theo quy định chung về đăng ký lưu hành thuốc của tất cả các nước trên thế giới, để được cấp phép lưu hành tại nước sở tại thì sản phẩm đã được thẩm định, đánh giá đầy đủ về tiêu chuẩn chất lượng, dữ liệu an toàn, hiệu quả của thuốc.

– Đối với nhà máy sản xuất thuốc phải đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO-GMP) hoặc của EU, PIC/s. Theo nguyên tắc GMP, tất cả các mặt hàng thuốc trước khi đưa ra lưu hành trên thị trường đều phải được nhà sản xuất kiểm tra chất lượng đạt yêu cầu.

Với các quy định pháp lý hiện hành của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, những thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành đều phải đảm bảo chất lượng và an toàn, hiệu quả khi sử dụng.

Ngoài ra, trong quản lý và mua bán thuốc, thuốc sau khi được cấp số đăng ký lưu hành, hệ thống kiểm nghiệm (các Viện kiểm nghiệm trung ương và các Trung tâm kiểm nghiệm trên toàn quốc).

Thanh tra y tế thực hiện công tác hậu kiểm về kiểm tra chất lượng thuốc, tất cả các trường hợp không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo hồ sơ đăng ký lưu hành sẽ bị xử lý theo quy định (thu hồi, rút số đăng ký lưu hành).

Về quy trình đánh giá lựa chọn thuốc trúng thầu trong quản lý và mua bán thuốc:

Trước hết, việc mua sắm thuốc theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19/01/2012 và Thông tư số 11/2012/TT-BYT ngày 28/6/2012 phải tuân thủ các quy định chung tại Luật đấu thầu và các quy định pháp luật liên quan, theo đó để lựa chọn được mặt hàng trúng thầu, phải qua các công đoạn.

Đánh giá nhà cung cấp phải đáp ứng các tiêu chí về năng lực và kinh nghiệm cung ứng; đánh giá tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng của hàng hoá; và cuối cùng việc lựa chọn mặt hàng trúng thầu theo quy định tại Luật đấu thầu là lựa chọn mặt hàng có giá đánh giá thấp nhất.

2. Đối với thuốc được Quỹ BHYT thanh toán trong quản lý và mua bán thuốc

Trước hết đây là những thuốc được lưu hành trên thị trường theo quy định. Bên cạnh đó, chỉ những thuốc được cấp phép lưu hành 5 năm; có hiệu quả điều trị rõ ràng mới được xem xét đưa vào danh mục.

Bộ Y tế cũng thường xuyên rà soát cập nhật danh mục, các thuốc hiệu quả điều trị không rõ ràng, bị rút số đăng ký do không có hiệu quả điều trị, tác dụng không mong muốn, … sẽ bị loại khỏi danh mục.

Bộ Y tế cũng đã ban hành nhiều văn bản để quản lý việc kê đơn và sử dụng thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh (Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT ban hành Quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú; Thông tư số 23/2011/TT-BYT Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh;

Thông tư số 22 /2011/TT-BYT quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện…). Các văn bản này là cơ sở quan trọng để các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các Bệnh viện.

Bên cạnh đó, các giám định viên BHYT cũng tham gia vào việc kiểm tra, đánh giá chỉ định điều trị, sử dụng thuốc của bệnh viện để  kiểm soát chất lượng thuốc, chất lượng kê đơn thuốc cho người bệnh BHYT.

3.3. Quản lý thuốc nhập khẩu trong quản lý và mua bán thuốc

Trong quản lý và mua bán thuốc -Trong thời gian vừa qua, triển khai Luật Dược năm 2005, liên Bộ Y tế- Bộ Tài chính- Bộ Công Thương đã tích cực triển khai việc quản lý chặt chẽ thị trường thuốc chữa bệnh, đặc biệt đối với các thuốc nhập khẩu và tập trung quản lý đối với các khu vực bệnh viện công lập.

– Với các quy định hiện hành, giá thuốc được giám sát chặt chẽ thông qua quy định về kê khai, kê khai lại và công bố công khai từ khâu đăng ký lưu hành, nhập khẩu và đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện;

Các nhà thuốc bệnh viện phải thực hiện quy định về thặng số bán lẻ, các cơ sở bán lẻ phải thực hiện niêm yết giá và không được bán cao hơn giá niêm yết, do đó về cơ bản thuốc tình hình thị trường dược phẩm duy trì bình ổn.

Để tăng cường việc quản lý giá thuốc, Bộ Y tế đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan, chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý giá thuốc.

Chú trọng xử lý các hành vi đầu cơ, găm hàng, đưa tin thất thiệt, tăng giá quá mức, bất hợp lý và triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm đảm bảo sự bình ổn của thị trường thuốc chữa bệnh.

– Về chế tài xử phạt hành chính trong lĩnh vực giá thuốc trong quản lý và mua bán thuốc:

Trong quản lý và mua bán thuốc – Bộ Y tế cũng đã phối hợp với các bộ ngành tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 84/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giá và Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 184/11/12011 về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế.

Trong đó có thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế theo hướng bổ sung các hành vi vi phạm về quản lý giá thuốc và tăng nặng mức hình phạt so với mức xử phạt cũ.

Tại Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực y tế và Nghị định 93/2011/NĐ-CP ngày 18/10/2011 về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế

Trên đây là nội dung: Quản lý và mua bán thuốc, những yêu cầu & quy định mới nhất năm 2024

Liên hệ chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ các thông tin chi tiết một cách nhanh nhất!

Thông tin liên hệ

  • Hotline/Zalo: 0983.018.995
  • Email: hotrovietbaocao24h@gmail.com
  • Fanpage: Luận Văn Uy Tín
  • Địa chỉ: 422 Quang Trung Hà Đông Hà Nội

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status
0983018995
icons8-exercise-96 chat-active-icon