Chính sách giáo dục luôn là vấn đề quan tâm của Nhà nước dù trong bất cứ giai đoạn nào. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư bền vững nhất, lâu dài nhất và đảm bảo chất lượng nguồn lực cho đất nước. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, LUẬN VĂN UY TÍN tổng hợp bài viết: Chính sách giáo dục là gì? Khái niệm, mục tiêu, giải pháp & chính sách giáo dục tại Việt Nam hiện nay.
Nếu bạn đang gặp vấn đề về làm bài luận văn, báo cáo thực tập của mình, chúng tôi cung cấp dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập cam kết chất lượng, giá cả hợp lý, đúng deadline và bảo mật thông tin 100% cho khách hàng.
1. Khái niệm và mục tiêu của chính sách giáo dục
1.1. Khái niệm về chính sách giáo dục
Chính sách giáo dục (Education policy) là một trong những chính sách xã hội cơ bản nằm trong hệ thống các chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước. Chính sách giáo dục là công cụ quản lí vĩ mô của Nhà nước đối với hoạt động giáo dục nhằm thực hiện các mục tiêu của Nhà nước về lĩnh vực này.
Chính sách giáo dục là một hệ thống các quan điểm, các mục tiêu của Nhà nước về giáo dục, cùng các phương hướng, giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu đó trong một giai đoạn nhất định của sự phát triển đất nước.
Luận văn uy tín nhận làm báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán. Để nhận được sự tư vấn, báo giá chi tiết truy cập ngay dịch vụ viết thuê luận văn Thạc sĩ – Đại học để được hỗ trợ thông tin một cách nhanh chóng nhất.
1.2. Mục tiêu của chính sách giáo dục
Mục tiêu giáo dục tiếp cận với truyền thống
Với mục tiêu này, thông qua các chính sách được ban hành, con người sẽ được giảng dạy, giáo dục về kiến thức, kỹ năng để hình thành một mẫu người theo tiêu chuẩn đã đề ra, đáp ứng được các yêu cầu của xã hội.
Mục tiêu giáo dục tiếp cận cá nhân
Đây là mục tiêu hướng đến việc tạo điều kiện cho cá nhân tự do phát triển theo khả năng của bản thân, song có nhược điểm là có phần tự do và hơi buông thả.
Mục tiêu giáo dục truyền thống – cá nhân
Đây là mục tiêu kết hợp giữa giáo dục truyền thống và cá nhân. Điều này giúp hạn ᴄhế ᴄáᴄ nhược điểm ᴠà phát huу ưu điểm đồng thời ᴄủa mụᴄ tiêu truуền thống ᴠà mụᴄ tiêu ᴄá nhân.
Tuy nhiên, tất cả các mục tiêu nói trên đều hướng đến kết quả là cung cấp, trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho con người; rèn luyện đạo đức, nhân cách và lối sống giúp mọi người hòa nhập với cộng đồng, xã hội.
2. Vai trò của chính sách giáo dục là gì?
Chính sách giáo dục là một trong những chính sách có vai trò đặc biệt trong quá trình phát triển, hình thành nhân cách, đạo đức con người, được coi là quốc sách hàng đầu của quốc gia. Chính sách giáo dục có những vai trò cụ thể như sau:
2.1. Vai trò đối với con người
- Xuất phát từ yếu tố con người là chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hóa, mọi nền văn minh của quốc gia. Cho nên, với mục tiêu thực hiện chiến lược xây dựng và phát triển con người trí tuệ cao, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, giáo dục là chính sách có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một quốc gia.
2.2. Vai trò đối với xã hội
- Phát triển chính sách giáo dục góp phần nâng cao dần về mặt bằng dân trí, yếu tố thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội của môi trường quốc gia
- Phát triển chính sách giáo dục tạo nên một nguồn nhân lực có đạo đức và trí tuệ cao đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, đặc biệt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tham khảo tài liệu: Tổng hợp 100 mẫu đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục & tải miễn phí 10 mẫu chi tiết ấn tượng nhất 2024
3. Chính sách giáo dục tại Việt Nam hiện nay
Chính sách giáo dục luôn được ưu tiên phát triển và được quy định tại Điều 61 Hiến pháp 2013, cụ thể: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Nhà trường ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý”.
Chính sách giáo dục cơ bản của Việt Nam có
- Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới;
- Xây dựng nền giáo dục hiện đại của dân, do dân và vì dân, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người trong xã hội;
- Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên.
- Mở rộng quy mô dạy nghề và trung học chuyên nghiệp, đảm bảo tốc độ tăng nhanh hơn đào tạo đại học, cao đẳng;
- Tích cực triển khai các hình thức giáo dục từ xa.
- Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Đổi mới tổ chức và hoạt động, đề cao và đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường, nhất là các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
4. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chính sách giáo dục
4.1 Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
Quản lý là một khâu cực kỳ quan trọng nếu như không nói là yếu tố then chốt đảm bảo sự thành công cho cả tiến trình đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách giáo dục. Cần đổi mới cơ bản về tư duy và phương thức quản lý theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Thực hiện cải cách hành chính, thể chế hóa vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý giáo dục ở các cấp, các ban ngành.
Để có thể quản lý một cách toàn diện nhưng vẫn tránh áp lực quá tải vì ôm đồm những nhiệm vụ quá cụ thể, cần xây dựng một hệ thống kiểm định chất lượng chính sách giáo dục có hiệu lực, hiệu quả. Quản lý chất lượng tại các cơ sở giáo dục & đào tạo phải do chính các cơ sở này chịu trách nhiệm. Nhà quản lý ở tầm vĩ mô chỉ nên đóng vai trò của một nhạc trưởng, thông qua đó kiểm soát, vận hành và kịp thời khắc phục những tồn tại, bất cập của hệ thống.
4.2 Đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho chính sách giáo dục
Đa dạng hóa nguồn lực tài chính là một trong những giải pháp cơ bản để đảm bảo nguồn lực vật chất cho việc nâng cao chất lượng chính sách giáo dục. Có thể thực hiện đa dạng hóa nguồn lực tài chính thông qua việc xây dựng chính sách học phí phù hợp.
Tại các cơ sở giáo dục & đào tạo, các viện nghiên cứu có thể chủ động khai thác tiềm lực tài chính thông qua các dự án nghiên cứu, hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp tác với doanh nghiệp… Ngoài ra, có thể khai thác nguồn lực xã hội thông qua việc thực hiện tốt công tác xã hội hóa. Tuy nhiên các biện pháp trong chính sách giáo dục nhằm tăng cường năng lực tài chính sẽ kém hiệu quả nếu như thiếu đi những biện pháp chống lãng phí trong chính sách giáo dục.
4.3 Phân luồng hiệu quả trong chính sách giáo dục
Phân luồng là một nội dung được xem là quan trọng và vẫn đang được tiến hành từ trung ương đến địa phương trong chính sách giáo dục. Trên thực tế ở nhiều nước phát triển, người dân đến với giáo dục đôi khi chỉ vì muốn mở mang tri thức. Trong khi đó, ở các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước nghèo như Việt Nam, người dân buộc phải tính đến lợi ích khi chi phí cho giáo dục.
Phân luồng giáo dục không có nghĩa là hạn chế cơ hội của người học mà là gắn nhu cầu của người học với nhu cầu của xã hội. Giải pháp này không nên thực hiện một cách khiên cưỡng, duy ý chí. Phải chuyển nhiệm vụ phân luồng cho chính chủ thể sử dụng dịch vụ giáo dục. Họ phải là người tự phân định được giáo dục & đào tạo đem lại lợi ích gì? Khả năng của họ đến đâu? Ngành nghề nào thì phù hợp?
4.4. Xây dựng trường đại học đạt chuẩn khu vực
Trong chính sách giáo dục, định hướng từng bước xây dựng một số trường đại học đạt tiêu chuẩn khu vực, tiến đến đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm dần khẳng định vị thế về giáo dục & đào tạo của Việt Nam trên trường quốc tế là hết sức cần thiết. Chúng ta không chỉ dừng lại với việc xây dựng một chiến lược phát triển giáo dục & đào tạo mà không có những quyết sách mang tính đột phá. Đây cũng một nội dung phù hợp với xu thế chung của thời đại.
Trước hết, cần có cơ chế chính sách phù hợp trong chính sách giáo dục. Tiếp đến, nguồn lực tài chính phải đảm bảo. Đặc biệt, một trường đạt chuẩn khu vực và tiến tới đạt chuẩn quốc tế không thể không đạt chuẩn về chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực ở đây không chỉ là đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên mà cả sinh viên.
Việt Nam có rất nhiều các nhà khoa học, cán bộ quản lý, giảng viên có chuyên môn sâu, có kinh nghiệm và tâm huyết nhưng thiếu cơ chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi để họ an tâm cống hiến cho sự nghiệp phát triển chính sách giáo dục nước nhà. Trong điều kiện còn chưa đủ những kinh nghiệm về giáo dục chất lượng cao (high education), chính sách giáo dục có thể liên kết với các trường đại học có danh tiếng trên thế giới và dần dần nội lực hóa mục tiêu nêu trên.
Trên đây là nội dung: Chính sách giáo dục là gì? Khái niệm, mục tiêu, giải pháp & chính sách giáo dục tại Việt Nam hiện nay Luận Văn Uy Tín đã tổng hợp giúp bạn.
Luận văn uy tín nhận làm báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán. Liên hệ chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ các thông tin chi tiết một cách nhanh nhất!
Thông tin liên hệ
- Hotline/Zalo: 0983.018.995
- Email: hotrovietbaocao24h@gmail.com
- Fanpage: Luận Văn Uy Tín
- Địa chỉ: 422 Quang Trung Hà Đông Hà Nội
- Cách làm chi tiết & 12 mẫu bìa tiểu luận học viện tài chính tiêu chuẩn nhất 2024
- Hướng dẫn chi tiết bố cục bài tiểu luận đạt chuẩn 2024
- Tải miễn phí 5 mẫu báo cáo thực tập ngân hàng chính sách xã hội & 50 đề tài điểm cao nhất 2024
- Cách xử lý số liệu spss 2024 đơn giản và hiệu quả nhất
- Tổng hợp 10 mẫu kết luận báo cáo thực tập kế toán chi tiết hay nhất & hướng dẫn cách viết chuẩn nhất 2024