Quản lý giáo dục là tổng thể các hoạt động tổ chức, quản lý, giám sát đánh giá các hoạt động giáo dục tại nhà trường. Nói cách khác, vai trò của các nhà quản lý giáo dục sẽ thể hiện ở việc tổ chức, sắp xếp và điều hành một cách hiệu quả hoạt động của các phòng ban, đơn vị trong nhà trường. Tại đây, LUẬN VĂN UY TÍN mang đến cho bạn bài viết: 4 chức năng của quản lý giáo dục & những quy định về cán bộ quản lý giáo dục 2024.
Nếu bạn đang gặp vấn đề về làm bài luận văn, báo cáo thực tập của mình, chúng tôi cung cấp dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập cam kết chất lượng, giá cả hợp lý, đúng deadline và bảo mật thông tin 100% cho khách hàng.
1. Chức năng của quản lý giáo dục là gì?
1.1. Chức năng kế hoạch hóa
Kế hoạch hóa trong chức năng của quản lý giáo dục là hoạch định các công việc cần thực hiện một cách chủ động và khoa học. Kế hoạch hóa là chức năng quan trọng nhất của việc lãnh đạo, soạn thảo và thông qua những quyết định quản lý quan trọng.
Kế hoạch hóa trong chức năng của quản lý giáo dục bao gồm việc xây dựng mục tiêu, chương trình hành động, xác định từng bước đi, những điều kiện, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định của hệ thống quản lý và bị quản lý trong nhà trường. Tùy theo cách tiếp cận mà ta có thể phân loại kế hoạch GD:
- Dựa vào yếu tố thời gian: có kế hoạch dài hạn (chiến lược GD) (10-15n), kế hoạch trung hạn ( 5-7 n), kế hoạch ngắn hạn (2-3n)
- Quy mô quản lí: kế hoạch tổng thể, kế hoạch bộ phận
- Nguồn lực giáo dục: kế hoạch xây dựng đội ngũ, kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, kế hoạch quản lí tài chính…
- Hoạt động giáo dục: kế hoạch dạy học, kế hoạch Ngoại khóa, kế hoạch bồi dưỡng GV.
Luận văn uy tín nhận làm báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán. Để nhận được sự tư vấn, báo giá chi tiết truy cập ngay dịch vụ viết thuê luận văn Thạc sĩ – Đại học để được hỗ trợ thông tin một cách nhanh chóng nhất.
1.2. Chức năng tổ chức trong chức năng của quản lý giáo dục
Chức năng tổ chức trong chức năng của quản lý giáo dục là thiết kế cơ cấu, phương thức và quyền hạn hoạt động của các bộ phận (cơ quan) quản lý giáo dục sao cho phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Đây là chức năng phát huy vai trò, nhiệm vụ, sự vận hành và sức mạnh của tổ chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của quản lý. Có thể nói tổ chức là một công cụ.
Một tổ chức tốt phải được xây dựng trên các nguyên tắc sau:
- Xác định cơ cấu của tổ chức phải gắn với mục đích, mục tiêu của hệ thống, phải gắn với nội dung công việc cụ thể. Vì cơ cấu tổ chức là công cụ để thực hiện mục tiêu của hệ thống.
- Việc xây dựng cơ cấu tổ chức phải bảo đảm nguyên tắc chuyên môn hóa, cân đối và dựa vào nhiệm vụ cụ thể. Con người trong cơ cấu tổ chức phải được sắp xếp phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Phải cụ thể hóa nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích của từng bộ phận, từng cá nhân.
- Xây dựng tiêu chuẩn hóa trong tổ chức giúp cho nhà quản lý và các thành viên đánh giá và tự đánh giá công việc của mình.
1.3. Chức năng điều khiển chỉ đạo thực hiện
Đây là chức năng thể hiện năng lực của người quản lí trong chức năng của quản lý giáo dục. Sau khi hoạch định kế hoạch và sắp xếp tổ chức, người cán bộ quản lý phải điều khiển, chỉ đạo cho hệ thống hoạt động theo đúng kế hoạch nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra.
Người điều kiện hệ thống phải là người có tri thức, có kĩ năng ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định. Quyết định là công cụ chính để điều khiển hệ thống. Ra quyết định là quá trình xác định vấn đề và lựa chọn một phương án tối ưu trong số những phương án khác. Việc ra quyết định quyết định xuyên suốt trong quá trình quản lí, từ việc lập kế hoạch, xây dựng tổ chức cho đến việc kiểm tra đánh giá.
1.4. Chức năng kiểm tra trong chức năng của quản lý giáo dục
Chức năng kiểm tra là chức năng cố hữu của chức năng của quản lý giáo dục. Không có kiểm tra sẽ không có quản lý. Kiểm tra là chức năng xuyên suốt trong quá trình quản lý và là chức năng của mọi cấp quản lý. Kiểm tra là hoạt động nhằm thẩm định, xác định một hành vi của cá nhân hay một tổ chức trong quá trình thực hiện quyết định.
Kiểm tra là một quá trình thường xuyên để phát hiện sai phạm, uốn nắn, giáo dục và ngăn chặn, xử lí. Mục đích của kiểm tra là xem xét hoạt động của cá nhân và tập thể có phù hợp với nhiệm vụ hay không và tìm ra ưu nhược điểm, nguyên nhân. Qua kiểm tra người quản lí cũng thấy được sự phù hợp giữa thực tế, nguồn lực và thời gian, phát hiện những nhân tố mới, những vấn đề đặt ra.
Nhà quản lí có thể kiểm tra các vấn đề như: kiểm tra kế hoạch, tài chính hay chuyên môn.
+ Những tồn tại, yếu kém chung của nền giáo dục
+ Bản chất và vai trò của quản lý và quản lý giáo dục
2. Đặc điểm của quản lý giáo dục là gì?
2.1. Các đặc điểm chung của quản lý
- Quản lý bao giờ cũng chia thành chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý .
- Quản lý bao giờ cũng liên quan đến việc trao đổi thông tin và đều có mối liên hệ ngược.
- Quản lý bao giờ cũng có khả năng thích nghi (luôn biến đổi).
- Quản lý vừa là khoa học, vừa là một nghề, vừa là một nghệ thuật.
- Quản lý gắn với quyền lực, lợi ích và danh tiếng.
2.2. Đặc điểm đặc thù của quản lý giáo dục
- Quản lý giáo dục gắn liền với việc điều hành quá trình giáo dục đào tạo con người. Đặc biệt là lao động sư phạm của các nhà giáo.
- Quản lý giáo dục được gắn liền với quyền lực nhà nước trong việc điều hành. Điều chỉnh các hoạt động giáo dục, thông qua việc xây dựng, ban hành. Chấp hành các văn bản như luật, điều lệ và các quy định, quy chế chuyên môn sư phạm
- Sản phẩm của giáo dục có tính đặc thù là hình thành và phát triển nhân cách cho người học. Nên quản lý giáo dục phải chú ý phòng ngừa, ngăn chặn những sai sót trong công việc tạo ra sản phẩm. Không được phép tạo ra “phế phẩm” trong giáo dục.
- Quản lý giáo dục gắn liền với phát triển quan điểm quần chúng, xã hội.
- Quản lý giáo dục là hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc.
3. Quy định về cán bộ quản lý giáo dục
3.1. Vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục
Căn cứ Điều 18 Luật Giáo Dục 2019 quy định về vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục như sau:
- Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục.
- Cán bộ quản lý giáo dục có trách nhiệm học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và thực hiện các chuẩn, quy chuẩn theo quy định của pháp luật.
- Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục.
3.2. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục
Căn cứ Điều 74 Luật Giáo Dục 2019 quy định về cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục như sau:
- Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục gồm trường sư phạm, cơ sở giáo dục đại học có khoa quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.
- Trường sư phạm do Nhà nước thành lập để đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được ưu tiên trong việc tuyển dụng nhà giáo, bố trí cán bộ quản lý giáo dục, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ký túc xá và bảo đảm kinh phí đào tạo. Trường sư phạm có trường thực hành hoặc cơ sở thực hành.
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
Trên đây là nội dung: 4 chức năng của quản lý giáo dục & những quy định về cán bộ quản lý giáo dục 2024 Luận Văn Uy Tín đã tổng hợp giúp bạn.
Luận văn uy tín nhận làm báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán. Liên hệ chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ các thông tin chi tiết một cách nhanh nhất!
Thông tin liên hệ
- Hotline/Zalo: 0983.018.995
- Email: hotrovietbaocao24h@gmail.com
- Fanpage: Luận Văn Uy Tín
- Địa chỉ: 422 Quang Trung Hà Đông Hà Nội
- Các bước phát triển kế hoạch truyền thông marketing 2024
- Tải miễn phí 13 bài Luận văn tốt nghiệp thương mại điện tử & 80 mẫu đề tài hay nhất 2024
- 2 Cách đưa dữ liệu từ Excel vào SPSS đơn giản, chuẩn xác 2024
- TOP 10 mẫu đề cương luận văn thạc sĩ được tải nhiều nhất 2024
- Tuyển chọn mẫu bài báo cáo thực tập Logistics xuất sắc nhất 2024