Thực tập chuyên ngành tiếng Anh thương mại, những lưu ý để có một kỳ thực tập thành công 2024 

5/5 - (2 bình chọn)

Thực tập chuyên ngành tiếng Anh thương mại là việc mà bất cứ sinh viên nào cũng phải trải qua. Vẫn còn rất nhiều bạn sinh viên vẫn mong lung trong các vấn đề: học tiếng Anh thương mại là học gì? Học tiếng Anh thương mại ra làm nghề gì? Cần chuẩn bị gì khi đi thực tập chuyên ngành tiếng Anh thương mại? Cùng  LUẬN VĂN UY TÍN tham khảo ngay bài viết: Thực tập chuyên ngành tiếng Anh thương mại, những lưu ý để có một kỳ thực tập thành công 2024.

Ngoài ra, nếu bạn đang gặp vấn đề về làm bài luận văn, báo cáo thực tập của mình, chúng tôi cung cấp dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập cam kết chất lượng, giá cả hợp lý, đúng deadline và bảo mật thông tin 100% cho khách hàng.

1. Tổng quan về chuyên ngành tiếng Anh thương mại

Tổng quan về chuyên ngành tiếng Anh thương mại
Tổng quan về chuyên ngành tiếng Anh thương mại

1.1. Khái niệm về chuyên ngành tiếng Anh thương mại

Chuyên ngành Tiếng Anh thương mại thuộc ngành ngôn ngữ Anh đào tạo các chuyên gia, cử nhân dịch thuật chuyên nghiệp có trách nhiệm với xã hội, có đầu óc phản biện và sáng tạo, có khả năng tham gia giao tiếp bằng tiếng Anh thành thạo trong khi thực hiện các hoạt động nghề nghiệp; soạn thảo, biên tập và dịch thuật các loại tài liệu; hiểu được sự thay đổi của môi trường kinh doanh cũng như các quy định xã hội và trên cơ sở đó tổ chức hoạt động giao tiếp của một doanh nghiệp.

Ngoài ra, chuyên ngành tiếng Anh thương mại cũng là một ngôn ngữ phổ biến nhất để sử dụng trong email và các tình huống kinh doanh, là một công cụ cần thiết cho người làm thương mại từ khắp nơi trên thế giới để giao tiếp và kết nối với khách hàng. Tiếng Anh thương mại có thể được ứng dụng trong các tình huống đơn giản như tiến hành cho một cuộc phỏng vấn, cho đến phức tạp như việc nhận biết và sử dụng các điều khoản liên quan đến kinh doanh.

Các bạn sinh viên khi học ngành này thường hướng đến vị trí công việc trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Khi trở thành một chuyên viên xuất nhập khẩu, bạn sẽ thực hiện một số công việc công việc liên quan đến các chứng từ, hợp đồng, quy trình xuất

Luận văn uy tín nhận làm báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán.  Để nhận được sự tư vấn, báo giá chi tiết truy cập ngay dịch vụ viết thuê luận văn Thạc sĩ – Đại học  để được hỗ trợ thông tin một cách nhanh chóng nhất.

1.2. Nội dung cơ bản trong chuyên ngành tiếng Anh thương mại

Với chuyên ngành tiếng Anh thương mại, sinh viên được lĩnh hội một khối lượng kiến thức lớn với những hạng mục chủ đạo:

  • Từ vựng, ngữ pháp và 4 kỹ năng nghe – nói – đọc viết từ cơ bản đến chuyên sâu
  • Khối kiến thức về đặc trưng con người, văn hóa, lịch sử,… của các quốc gia đang sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp chính.
  • Kiến thức về kinh tế, xuất nhập khẩu, quan hệ Quốc tế
  • Kỹ năng giao tiếp và một số kỹ năng mềm bổ trợ

Cùng một số môn đại cương cơ sở. Với chuyên ngành tiếng Anh thương mại, sinh viên chuẩn đầu ra cần nắm vững và vận dụng hiệu quả:

  • Kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa của các nước sử dụng tiếng Anh
  • Khối kiến thức về kinh tế, thương mại
  • Hiểu được quy trình làm việc tại các doanh nghiệp sử dụng tiếng Anh tại Việt Nam

Có thể bạn đang tìm đọc: Hướng dẫn chi tiết cách viết bài tiểu luận tiếng Anh hoàn chỉnh đạt điểm tuyệt đối 2024

2. Sinh viên thực tập chuyên ngành tiếng Anh thương mại ra trường làm nghề gì?

Sinh viên thực tập chuyên ngành tiếng Anh thương mại ra trường làm nghề gì?
Sinh viên thực tập chuyên ngành tiếng Anh thương mại ra trường làm nghề gì?

Nhiều sinh viên thắc mắc, sau khi ra trường, sinh viên chuyên ngành tiếng Anh thương mại sẽ làm nghề gì? Học tiếng anh thương mại thực tập ở đâu?

2.1. Biên – Phiên dịch tiếng Anh

Biên – phiên dịch tiếng Anh rất hứa hẹn trong tương lai khi nước ta đang có xu hướng hội nhập và phát triển với các nước khác trên thế giới. Do đó, nhu cầu kinh doanh, trao đổi văn hóa, khoa học và kỹ thuật đang tăng lên từng ngày. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phiên dịch viên, đặc biệt là tiếng Anh.

Sinh viên thực tập chuyên ngành tiếng Anh thương mại có thể làm việc tại các công ty dịch thuật, các tổ chức quốc tế, các cơ quan đối ngoại nhà nước, các tập đoàn đa quốc gia, v.v. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn được thoải mái trong thời gian làm việc của bạn, bạn có thể làm việc ở đó. Có thể trở thành một freelancer (lao động tự do).

2.2. Trợ lý giám đốc

Trợ lý, thư ký giám đốc yêu cầu bạn phải có kiến thức về hoạt động văn phòng, cách xử lý vấn đề, sắp xếp thời gian, kế hoạch cho cấp trên… Đồng thời, bạn cần thực hành trình độ ngôn ngữ. đáp ứng nhiệm vụ ký kết hợp đồng, giao tiếp với đối tác nước ngoài… Sinh viên thực tập chuyên ngành tiếng Anh thương mại nên tham dự các khóa đào tạo văn phòng ngắn hạn trước khi nộp đơn cho vị trí đòi hỏi này.

2.3. Nhân viên xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu là một ngành công nghiệp tiềm năng phù hợp cho sinh viên thực tập chuyên ngành tiếng Anh thương mại. Khi bạn trở thành một chuyên gia xuất nhập khẩu, bạn sẽ phụ trách một số công việc liên quan đến tài liệu, hợp đồng, quy trình xuất nhập khẩu, kinh doanh hợp đồng, v.v. Mới ra trường, sinh viên nên tham dự các khóa đào tạo hoặc nộp đơn xin một vị trí thực tập để củng cố kinh nghiệm của sinh viên thực tập thiếng Anh thương mại.

2.4. Content Writer tiếng Anh

Content Writer là một nghề rất phù hợp với những người yêu thích viết lách. Là một sinh viên thực tập chuyên ngành tiếng Anh thương mại, bạn có thể thử sức với việc chỉnh sửa hoặc viết nội dung quảng cáo, copywriting, v.v. Đối với Content Writer, bạn không cần phải tham gia bất kỳ khóa học nào khác, bạn có thể dành thời gian đọc. Càng nhiều sách càng tốt, bạn càng có thể làm việc tốt hơn như một nhà văn nội dung.

3. Những điều cần lưu ý cho sinh viên thực tập chuyên ngành tiếng Anh thương mại có kỳ thực tập thành công

Những điều cần lưu ý cho sinh viên thực tập chuyên ngành tiếng Anh thương mại có kỳ thực tập thành công
Những điều cần lưu ý cho sinh viên thực tập chuyên ngành tiếng Anh thương mại có kỳ thực tập thành công

3.1. Chuẩn bị kỹ giấy tờ khi đi thực tập

Sinh viên thực tập chuyên ngành tiếng Anh thương mại về cơ bản cần chuẩn bị các loại giấy tờ như:  

Đơn xin thực tập: Là đơn giới thiệu bản thân, bày tỏ mục đích, mong muốn khi ứng tuyển vị trí thực tập sinh tại các công ty.

Giấy giới thiệu của nhà trường: Tùy vào quy định của từng tổ chức mà giấy tờ này có thể có hoặc không. Nếu bạn được nhà tường sắp xếp cho công việc thực tập thì bạn sẽ cần loại giấy tờ này. Còn trong trường hợp bạn tự chọn đơn vị thực tập thì nên chuẩn bị sẵn, phòng trường hợp tổ chức đó yêu cầu.

Bộ hồ sơ xin việc: Tùy vào quy định của tổ chức mà bạn có thể phải chuẩn bị hồ sơ xin việc hoặc không. Thông thường một bộ hồ sơ sẽ bao gồm:

  • Sơ yếu lý lịch tự thuật
  • Giấy khám sức khỏe
  • Bản sao CCCD
  • Bản sao giấy khai sinh
  • Bảng điểm và các chứng chỉ liên quan.

Các giấy tờ này đều cần được công chứng và có dấu xác thực của cơ quan có thẩm quyền. Bạn có thể mua hồ sơ xin việc tại các hiệu sách, quán photocopy với giá khoảng 10.000 đồng/bộ.

Đọc thêm: Tổng hợp chi tiết 10 bài tiểu luận bằng tiếng Anh các chủ đề hay nhất 2024

3.2. CV thực tập

CV thực tập là giấy tờ bạn nhất định phải chuẩn bị khi đi thực tập chuyên ngành tiếng Anh thương mại. Bản CV sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được các thông tin về nền tảng học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng, hoạt động, v.vv.. của sinh viên. Từ đó đưa ra những đánh giá cơ bản về mức độ phù hợp của bạn với vị trí thực tập sinh mà họ đang tuyển dụng.

3.3. Tìm hiểu kỹ về đơn vị thực tập

Thực tập là cơ hội vàng để bạn bắt đầu trải nghiệm nghề nghiệp cũng như xây những viên gạch đầu tiên cho sự nghiệp. Vì thế, hãy lựa chọn và tìm hiểu đầy đủ thông tin về các công ty tuyển thực tập sinh để có lựa chọn đúng đắn.

Sinh viên thực tập chuyên ngành tiếng Anh thương mại sau khi chọn được công ty, hãy tìm hiểu những thông tin như: văn hóa, các sản phẩm/dịch vụ mà công ty đang kinh doanh, lịch sử phát triển, quy mô kinh doanh và nhân sự, v.vv.. Điều này không chỉ phục vụ cho buổi phỏng vấn mà còn giúp ích rất lớn về mặt công việc trong thời gian bạn thực tập.

3.4. Điều chỉnh lại các trang mạng xã hội cá nhân

Một số nhà tuyển dụng có thể đánh giá ứng viên dựa trên những gì bạn đăng tải trên mạng xã hội thông qua nguồn thông tin bạn cung cấp trên CV. Vì thế, hãy đảm bảo rằng các trang mạng xã hội của bạn thể hiện bạn là một người chín chắn, suy nghĩ kỹ trước khi phát ngôn bất cứ điều gì.

3.5. Liên hệ và tạo mối quan hệ tốt với người hướng dẫn

Người hướng dẫn sẽ là người “cầm tay chỉ việc” cho bạn, họ cũng là người sẽ cho điểm, đánh giá bạn vào cuối kỳ thực tập. Do vậy, hãy chủ động liên hệ và tạo mối quan hệ tốt đẹp với người hướng dẫn của bạn. Trong thư mời làm việc hoặc khi phỏng vấn, thông tin về người hướng dẫn sẽ được cung cấp đầy đủ cho bạn.

3.6. Trang thiết bị cần thiết cho công việc

Sinh viên thực tập chuyên ngành tiếng Anh thương mại cần chuẩn bị những gì? Hãy chuẩn bị những trang thiết bị cần thiết cho công việc như laptop, sổ tay, bút để ghi chép, v.vv.. Thông thường các công ty sẽ không hỗ trợ máy tính cho thực tập sinh nên hãy chủ động mang laptop cá nhân theo trong các buổi làm ở công ty.

3.7. Chú ý cách ăn mặc, tác phong

Bạn đang là sinh viên và học tập trong môi trường khá thoải mái nhưng khi đi làm cần ăn mặc phù hợp với nghề nghiệp. Sinh viên thực tập chuyên ngành tiếng Anh thương mại thực tập những công việc có tính chất văn phòng, bạn hãy chú ý lựa chọn trang phục lịch sự, nhã nhặn, cách nói chuyện cần hòa nhã, hạn chế sử dụng những từ ngữ “lóng”, thiếu lịch sự.

3.8. Thái độ là quan trọng nhất khi đi thực tập

Sinh viên thực tập chuyên ngành tiếng Anh thương mại chưa có kinh nghiệm nên điều quan trọng nhất là thái độ cũng như tinh thần cầu tiến, ham học hỏi. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với thụ động, “gọi dạ bảo vâng”, bạn vẫn cần có quan điểm, ý kiến trong công việc nhưng hãy đưa ra dưới dạng đề xuất và lắng nghe phản hồi từ những người đi trước.

3.9. Đi thực tập có lương hay không?

Sinh viên thực tập chuyên ngành tiếng Anh thương mại hãy xác định tinh thần đi thực tập bản chất là đi học hỏi. Khi đi học, bạn cần đóng học phí và công sức lao động của bạn trong kỳ thực tập chính là học phí bạn phải trả. Do vậy, ngay cả khi thực tập không có lương, bạn vẫn cần cố gắng hết sức trong công việc. Nếu công việc có lương hay mức lương chưa được như mong muốn, bạn vẫn nên có thái độ cảm ơn vì những gì tổ chức và người hướng dẫn đã trao cho bạn trong khoảng thời gian thực tập.

Trên đây là nội dung: Thực tập chuyên ngành tiếng Anh thương mại, những lưu ý để có một kỳ thực tập thành công 2024 Luận Văn Uy Tín gửi đến bạn.

Luận văn uy tín nhận làm báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán. Liên hệ chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ các thông tin chi tiết một cách nhanh nhất!

Thông tin liên hệ

  • Hotline/Zalo: 0983.018.995
  • Email: hotrovietbaocao24h@gmail.com
  • Fanpage: Luận Văn Uy Tín
  • Địa chỉ: 422 Quang Trung Hà Đông Hà Nội

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status
0983018995
icons8-exercise-96 chat-active-icon