Giáo dục giao thông trong trường học là gì? Nội dung và các hoạt động của giáo dục giao thông trong trường học 2024

5/5 - (1 bình chọn)

Giáo dục giao thông trong trường học là nội dung cần thiết để đảm bảo cung cấp kiến thức, kỹ năng cho các bạn học sinh và cũng là nhiệm vụ bắt buộc đối với mỗi cơ sở giáo dục. Tìm hiểu kỹ hơn về nội dung này cùng LUẬN VĂN UY TÍN qua bài viết: Giáo dục giao thông trong trường học là gì? Nội dung và các hoạt động của giáo dục giao thông trong trường học 2024.

Ngoài ra, nếu bạn đang gặp vấn đề về làm bài luận văn, báo cáo thực tập của mình, chúng tôi cung cấp dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập cam kết chất lượng, giá cả hợp lý, đúng deadline và bảo mật thông tin 100% cho khách hàng.

1. Giáo dục giao thông trong trường học là gì?

Giáo dục giao thông trong trường học là gì?
Giáo dục giao thông trong trường học là gì?

Giáo dục giao thông trong trường học là quá trình dạy và học, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông tại trường học cho học sinh cùng cán bộ giáo viên. Mục đích của giáo dục an toàn giao thông nhằm trang bị những kỹ năng cần thiết và quan trọng định hướng người học có những hành vi tuân thủ pháp luật và đảm bảo an toàn cho chính mình và người khác.

Giáo dục về giao thông trong trường học, nhất là với trẻ nhỏ, lứa tuổi mầm non, tiểu học,… phải được tích hợp đa dạng dưới mọi hình thức. Bên cạnh những kiến thức được dạy trong nhà trường, còn phải cần đến sự tác động của những hoạt động ngoại khóa, lối sống của khu dân cư, nếp sống trong gia đình, ảnh hưởng của sách báo…

Giáo dục cần được thực hiện từ nhỏ để học sinh có thể hình thành ý thức dần dần trở nên tự chủ trong các hành vi tham gia giao thông của mình. Chính vì vậy mà mỗi nhà trưởng, mỗi cơ sở giáo dục, mỗi thầy cô giáo đều cần đặt ra những kế hoạch cụ thể để triển khai giảng dạy, giáo dục về an toàn giao thông đến cho học sinh.

Luận văn uy tín nhận làm báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán.  Để nhận được sự tư vấn, báo giá chi tiết truy cập ngay dịch vụ viết thuê luận văn Thạc sĩ – Đại học  để được hỗ trợ thông tin một cách nhanh chóng nhất.

2. Các biện pháp giáo dục an toàn giao thông

Các biện pháp giáo dục an toàn giao thông
Các biện pháp giáo dục an toàn giao thông

2.1. Giáo dục giao thông trong trường học theo tài liệu của Bộ GD&ĐT

Trong những năm qua, ngành giáo dục đã triển khai biên soạn và đưa vào giảng dạy bộ tài liệu giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các bậc học từ mầm non đến đại học.

Nội dung được hình ảnh hóa một cách sinh động, gắn với thực tế, giúp học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu, được biên soạn riêng cho từng lớp, mỗi lớp có nội dung chủ đề khác nhau, hoặc có cùng chủ đề nhưng khác nhau ở nội dung bài học cũng như các câu hỏi và bài tập, phù hợp với lứa tuổi của học sinh ở mỗi lớp. Các chủ đề cho từng lớp phù hợp với các chủ đề ngoại khóa về an toàn giao thông được thực hiện trong trường phổ thông.

2.2. Giáo dục giao thông trong trường học lồng ghép trong các môn học văn hóa

Dạy lồng ghép có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông… vào các môn học có liên quan như Đạo đức; tự nhiên xã hội, khoa học…

2.3. Giáo dục giao thông trong trường học thông qua hoạt động ngoại khóa

– Tổ chức hội thi vẽ tranh, hội thi học tốt thể hiện những hiểu biết về an toàn giao thông.

– Tổ chức sân chơi về an toàn giao thông nhằm thực hành kỹ năng an toàn giao thông đường bộ.

– Tổ chức ký cam kết thực hiện an toàn giao thông giữa trường, học sinh, gia đình.

– Sân khấu hóa: tổ chức luyện tập và diễn những tiểu phẩm vui…

3. Các hoạt động giáo dục giao thông trong trường học

Các hoạt động giáo dục giao thông trong trường học
Các hoạt động giáo dục giao thông trong trường học

3.1. Lập kế hoạch giáo dục an toàn giao thông

Việc lập kế hoạch cần được dự tính một cách khoa học, có đầy đủ mục tiêu rõ ràng. Song song với đó cần đề ra những nội dung, phương pháp sao cho hiệu quả, có trình tự thời gian chi tiết. Đồng thời, nhà quản lý cũng cần tính đến những công việc như chuẩn bị huy động các nguồn lực để có thể chủ động trong mọi tình huống.

Các hoạt động giáo dục giao thông trong trường học cũng cần được phân chia theo từng năm học để học sinh có thể hình thành nhận thức, thói quen một cách hệ thống. Bên cạnh đó nhà quản lý cũng cần khảo sát đặc điểm của từng đối tượng, khu vực để có những thay đổi, chỉnh sửa sao cho hợp lý, đem lại hiệu quả cao nhất.

3.2. Tổ chức hoạt động và tổ chức bộ máy giáo dục an toàn giao thông

Để giúp cho mọi người cùng làm việc với nhau để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục ý thức an toàn giao thông, cần xây dựng và duy trì một cơ cấu nhất định về những vai trò, nhiệm vụ và vị trí công tác. Đó chính là chức năng tổ chức trong quản lý giáo dục an toàn giao thông ở trường học.

3.3. Chỉ đạo các hoạt động giáo dục an toàn giao thông

Việc chỉ đạo các hoạt động giáo dục an toàn giao thông, Hiệu trưởng cần thực hiện các nội dung sau đây:

– Hiệu trưởng (hoặc trưởng các bộ phận) thực hiện quyền chỉ huy theo từng mảng công việc được giao và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ đã được nêu trong kế hoạch. Ra những quyết định quản lý đúng và kịp thời.

– Thường xuyên đôn đốc, động viên và khuyến khích các cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện.

– Thực hiện giám sát việc triển khai nhiệm vụ của các cá nhân hoặc nhóm, bộ phận. Nếu có sai sót hoặc không hợp tình hình thực tiễn thì cần có phương án điều chỉnh kịp thời.

3.4. Kiểm tra, đánh giá các hoạt động

Quá trình kiểm tra/ giám sát là tiến trình điều chỉnh và tự điều chỉnh liên tục và thường diễn ra theo trình tự sau:

– Thiết lập các tiêu chuẩn mà một học sinh cần đạt được khi kết thúc một quá trình GD an toàn giao thông.

– Đo lường mức độ đạt được của học sinh so với tiêu chuẩn đã đề ra để có cơ sở tiến hành bước tiếp theo..

– Tiến hành điều chỉnh sự lệch chuẩn nếu kết quả đo lường không đạt được mục tiêu.

4. Nội dung phổ biến, tuyên truyền, giáo dục giao thông trong trường học

Nội dung phổ biến, tuyên truyền, giáo dục giao thông trong trường học
Nội dung phổ biến, tuyên truyền, giáo dục giao thông trong trường học

4.1. Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ

Tuyên truyền, giáo dục giao thông trong trường học cho HSSV pháp luật về ATGT, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật và các hành vi ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông, với các nội dung trọng tâm:

  • Các quy định về tín hiệu giao thông đường bộ, biển báo hiệu giao thông đường bộ (biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn) về màu sắc, hình dạng…
  • Ngồi trên xe đạp, xe đạp điện, xe gắn máy, xe mô tô, xe ô tô, xe buýt, an toàn và đi bộ an toàn.
  • Hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông, hiệu lệnh và chỉ dẫn của báo hiệu đường bộ, hiệu lệnh của Cảnh sát giao thông.
  • Độ tuổi của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy; quy định bắt buộc về đội mũ bảo hiểm; các kỹ năng điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện an toàn; cách phòng tránh tai nạn giao thông.
  • Quy định của pháp luật về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ; quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm.
  • Các kĩ năng bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông; cảnh báo các lỗi vi phạm thường mắc phải, nguy cơ xảy ra tai nạn, nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông.

4.2. Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt

Tuyên truyền, giáo dục HSSV thực hiện nghiêm túc quy định về việc bảo đảm ATGT đường sắt, đặc biệt là các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

  • Phá hoại công trình đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt, tự ý di chuyển hoặc làm sai lệch các công trình, thiết bị báo hiệu, biển báo hiệu cố định trên đường sắt; treo, phơi, đặt vật làm che lấp hoặc làm sai lạc tín hiệu giao thông đường sắt; không vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng, vượt rào ngăn giữa đường sắt với khu vực xung quanh, để vật chướng ngại, chất dễ cháy, chất dễ nổ trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
  • Đi, đứng, nằm, ngồi trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và các vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy; đi, đứng, nằm, ngồi trên đường sắt, ném đất, đá hoặc các vật khác lên tàu.

4.3. Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa

  • Tuyên truyền, giáo dục HSSV khi đi đò phải mặc áo phao hoặc sử dụng cặp phao, dụng cụ cứu sinh; chấp hành nghiêm túc các quy định về bảo đảm an toàn khi sử dụng phương tiện giao thông đường thủy.
  • Chỉ đạo, triển khai việc phòng tránh tai nạn đuối nước trong HSSV; tổ chức huấn luyện kỹ năng phòng tránh đuối nước cho HSSV khi đi tham quan, dã ngoại, hạn chế tổ chức hoạt động tham quan vào mùa mưa lũ, vùng nguy hiểm… để đảm bảo an toàn.

Trên đây là nội dung: Giáo dục giao thông trong trường học là gì? Nội dung và các hoạt động của giáo dục giao thông trong trường học 2024 Luận Văn Uy Tín đã tổng hợp giúp bạn.

Luận văn uy tín nhận làm báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán. Liên hệ chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ các thông tin chi tiết một cách nhanh nhất!

Thông tin liên hệ

  • Hotline/Zalo: 0983.018.995
  • Email: hotrovietbaocao24h@gmail.com
  • Fanpage: Luận Văn Uy Tín
  • Địa chỉ: 422 Quang Trung Hà Đông Hà Nội

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status
0983018995
icons8-exercise-96 chat-active-icon