Vai trò của quản trị nguồn nhân lực, chi tiết nội dung về quản trị nguồn nhân lực chuẩn nhất 2024

5/5 - (1 bình chọn)

Quản trị nguồn nhân lực là một trong những vấn đề quan trọng của tất cả các doanh nghiệp, quyết định phần lớn đến sự tồn tại của một công ty, tổ chức. Vậy khái niệm quản trị nguồn nhân lực là gì? Vai trò, chức năng và được thực hiện trong doanh nghiệp như thế nào? Cùng Luận Văn Uy Tín tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Ngoài ra, nếu bạn đang gặp vấn đề về làm bài luận văn, báo cáo thực tập của mình, chúng tôi cung cấp dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập cam kết chất lượng, giá cả hợp lý, đúng deadline và bảo mật thông tin 100% cho khách hàng.

1. Khái niệm quản trị nguồn nhân lực

Khái niệm quản trị nguồn nhân lực
Khái niệm quản trị nguồn nhân lực

Nhân lực là tiềm năng, khả năng của con người để thực hiện những công việc, nhiệm vụ nào đó cho cá nhân, tổ chức hoặc công ty. Nhân lực bao gồm cả trí lực và thể lực.

Nguồn nhân lực là tập hợp tất cả nhân lực có tham gia và góp phần trong hoạt động của một tổ chức, công ty. Nguồn nhân lực của công ty thì bao gồm cả lãnh đạo, trưởng phòng, các nhân viên ở các phòng ban.

Quản trị nguồn nhân lực là tất cả những hoạt động liên quan đến việc quản lý con người, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa toàn thể nhân viên với công ty. Cụ thể hơn đó là các công việc hoạch định, triển khai, kiểm soát kế hoạch nhằm sử dụng nguồn lực của công ty một cách hiệu quả nhất, đem lại kết quả tối ưu.

Ngoài ra cũng bao gồm việc giải quyết các vấn đề về đào tạo, phúc lợi, lương thưởng nhằm tạo động lực cho nhân viên. Quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng, đóng góp vào việc hoàn thành các mục tiêu chiến lược của công ty.

Vì vậy, bộ phận quản trị nguồn nhân lực cần phải có cái nhìn toàn diện về chiến lược và liên tục tích hợp với các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này giúp đảm bảo rằng nhân viên không chỉ phát huy tối đa năng lực chuyên môn mà còn đồng hành lâu dài đối với công ty.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình viết báo cáo thực tập, hãy để Luận Văn Uy Tín giúp đỡ bạn. Để nhận được sự tư vấn, báo giá chi tiết truy cập ngay dịch vụ viết thuê luận văn Thạc sĩ – Đại học  để được hỗ trợ thông tin một cách nhanh chóng nhất.

2. Vai trò của quản trị nguồn nhân lực

Vai trò của quản trị nguồn nhân lực
Vai trò của quản trị nguồn nhân lực

Quản trị nhân lực đóng vai trò then chốt trong quá trình vận hành của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực được quản trị hiệu quả sẽ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Vai trò cụ thể của quản trị nguồn nhân lực được phân chia như sau:

2.1. Vai trò hành chính

Bộ phận quản trị nhân lực chính là những người trực tiếp thực hiện các vấn đề liên quan đến nhân sự, khắc phục các sự cố xảy ra, thực thi các chính sách của ban lãnh đạo. Những công việc đó đảm bảo doanh nghiệp hoạt động một cách trơn tru, có hệ thống và phù hợp với chính sách, pháp luật của nhà nước.

2.2. Vai trò hỗ trợ người lao động

Quản trị nguồn nhân lực thể hiện quan điểm rất nhân văn về quyền lợi của người lao động, đề cao giá trị và vị thế của họ trong doanh nghiệp. Chú trọng giải quyết hài hòa giữa lợi ích tổ chức, doanh nghiệp và lợi ích của người lao động, góp phần giảm bớt mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động.

2.3. Vai trò tác nghiệp

Quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò kiểm soát nguồn nhân lực đầu vào của doanh nghiệp dựa trên nhu cầu và khả năng thực tế. Từ đó phân bổ nhân lực và đáp ứng yêu cầu cụ thể của từng phòng ban. Với đầu vào là những nhân lực với trình độ cao, năng lực tốt sẽ tạo ra những sản phẩm chất lượng, thúc đẩy doanh nghiệp đi lên.

2.4. Vai trò chiến lược

Những người làm quản trị nguồn nhân lực sẽ đóng vai trò là nhà tư vấn cho nhà quản lý doanh nghiệp những chiến lược về nhân sự. Điều này bao gồm tuyển dụng và bố trí nhân viên với kỹ năng cụ thể để đáp ứng các mục tiêu hiện tại và tương lai của công ty, điều phối các lợi ích của nhân viên và đề xuất các chiến lược đào tạo và phát triển.

2.5. Ví dụ về vai trò của quản trị nhân lực

Tuyển dụng: Trách nhiệm chính của giám đốc nhân sự là tuyển dụng nhân sự. Sự thành công của một tổ chức phụ thuộc rất lớn vào lực lượng lao động tuyển dụng, vì vậy cần phải thuê đúng người.

Học hỏi và phát triển: Điều này rất cần thiết để nâng cao nâng suất của nhân viên. Các nhà quản lý nhân sự chịu trách nhiệm định hướng, giới thiệu nhân viên mới và phát triển nghề nghiệp của nhân viên hiện tại.

Xây dựng quan hệ nhân viên: Là một chặn đường dài để phát triển vai trò của quản trị nhân sự. Phải đảm bảo rằng một tổ chức phục vụ cho hạnh phúc chung của nhân viên.

Thù lao và phúc lợi: Một thành phần chính trong vai trò công việc của quản trị nhân sự là liên quan đến phúc lợi và thù lao. Các giám đốc nhân sự chịu trách nhiệm đưa ra hệ thống quản lý hiệu suất và chiến lược lương thưởng, cũng như đàm phán các phúc lợi với nhân viên tiềm năng.

3. Các chức năng quan trọng của quản trị nguồn nhân lực

Các chức năng quan trọng của quản trị nguồn nhân lực
Các chức năng quan trọng của quản trị nguồn nhân lực

3.1. Thu hút và tuyển chọn nhân sự cho doanh nghiệp

Để đảm bảo đầy đủ nguồn lực nhân sự làm việc tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp, người quản trị nguồn nhân lực phải thường xuyên thu hút và tuyển chọn nhân sự. Để làm tốt công việc này, người quản trị cần tìm hiểu thông tin để tìm kiếm ứng viên phù hợp. Cụ thể như:

  • Phân tích nhu cầu nhân sự của công ty, phân tích vị trí đang thiếu hoặc nhận yêu cầu tuyển dụng một vị trí nhất định từ cấp trên.
  • Hiểu rõ tính chất công việc để viết mô tả tuyển dụng chính xác.
  • Thông tin mức chi trả của công ty cho vị trí tuyển dụng

3.2. Đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên

Chức năng thứ 2 của người quản trị nhân sự là đào tạo nguồn nhân lực. Mục đích để nâng cao năng lực của nhân viên, gia tăng hiệu suất làm việc. Nhiệm vụ của họ là tổ chức những hoạt động đào tạo, cập nhật kỹ năng, kiến thức mới. Có nhiều phương án đào tạo đội ngũ nhân viên như đào tạo trực tiếp, online, đào tạo từ xa,… tùy vào mô hình hoạt động của doanh nghiệp.

3.3. Hoạch định kế hoạch nhân sự cho doanh nghiệp

Quản trị nguồn tài nguyên nhân lực giúp doanh nghiệp nắm rõ được nhu cầu về con người cần thiết trong hiện tại và tương lai. Doanh nghiệp cần những người có chuyên môn như nào và cần bao nhiêu? Nên tuyển dụng thêm hay đào tạo nội bộ. Khi trả lời được câu hỏi này, nhà quản trị mới định hình và lên kế hoạch nhân sự tốt cho doanh nghiệp.

3.4. Tuyển dụng và lựa chọn nhân sự

Khi đã hiểu về nhu cầu nhân sự, công việc tiếp theo là tuyển dụng, lựa chọn. Người đi ứng tuyển nhiều nhưng những người có trình độ chuẩn, phù hợp với vị trí thì không hề dễ kiếm. Do đó, người quản lý nhân sự và trưởng bộ phận cần có hiểu biết, khả năng đánh giá hồ sơ và ứng viên tốt, khả năng đàm phán và thuyết phục để thu hút được nhân lực tiềm năng.

3.5. Đưa ra chính sách và quy định cho nguồn nhân lực

Người quản trị phải có vai trò điều hành và đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của nhân sự trong tổ chức. Đồng thời, vị trí quản lý nhân lực cấp cao này phải nắm bắt được vấn đề hiện đang tồn tại của nhân sự, thấu hiểu những điều cần khắc phục, bổ sung, duy trì và phát triển. Việc này được thực hiện công bằng, minh bạch thông qua những chính sách, quy định và luật chặt chẽ, phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.

3.6. Điều hành, duy trì và đào tạo nhân lực

Quản trị nguồn nhân lực phải đảm bảo con người trong tổ chức thực thi đúng trách nhiệm trong công việc, làm việc hiệu quả và có định hướng gắn bó lâu dài với công ty. Việc này đòi hỏi mỗi người trong tổ chức được giải đúng việc, đúng chuyên môn. Đồng thời, lộ trình thực hiện, mục tiêu và định hướng công việc cũng được thể hiện rõ ràng.

3.7. Đưa ra định hướng, tư vấn cho nhân sự

Doanh nghiệp ở một thời điểm nào đó có thể gặp những vấn đề khó khăn về nhân sự. Đó có thể là nhân viên có thái độ làm việc không tốt, có dấu hiệu bỏ việc, nghỉ việc nhiều ngày. Hoặc nhân viên chia rẽ nội bộ, kết bè cánh, chống đối ngầm,… Lúc này, bộ phận quản trị nguồn nhân lực cần tư vấn cách thức để giải quyết vấn đề hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, người quản trị cũng phải tìm hiểu, tương tác để hiểu được vấn đề và đưa ra định hướng điều chỉnh phù hợp.

3.8. Đánh giá nhân sự

Bộ phận quản trị nhân sự trực tiếp thực hiện kiểm tra nhân lực thông qua quản lý hồ sơ, tuyển dụng, đào tạo đội ngũ nhân sự, đánh giá hiệu quả làm việc, khen thưởng. Đây là căn cứ để đưa ra hợp đồng lao động, quyết định lương, thưởng, thăng tiến. Hoạt động đánh giá cần đảm bảo sự công bằng, minh bạch để nâng cao năng suất lao động.

3.9. Cầu nối giữa lãnh đạo và nhân viên

Quản trị nguồn nhân lực giúp nhân viên cấp dưới cần tham gia hoạt động kết nối với lãnh đạo các cấp phía trên.

  • Giúp nhân viên cảm nhận được sự tôn trọng, quan tâm và nhận thức được vai trò của mình trong doanh nghiệp.
  • Giúp mọi người biết được sứ mệnh và tầm nhìn của người cấp trên.

4. Công việc chính của quản trị nguồn nhân lực

Công việc chính của quản trị nguồn nhân lực
Công việc chính của quản trị nguồn nhân lực

4.1. Hoạch định nguồn nhân lực

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp sẽ có rất nhiều sự cố nhân sự xảy ra khiến cho công việc chung không được đảo bảo nữa. Ví dụ như nhân viên nghỉ việc đột xuất, nhân viên nghỉ phép dài hạn vì sinh con,… Lúc này, người quản trị nguồn nhân lực phải biết được thực trạng nhân sự, tìm hiểu, tính toán xem bộ phận, vị trí nào đang cần thiết mà còn trống. Sau đó lập một kế hoạch, hoạch định nguồn nhân lực cần thiết để chuẩn bị cho việc tuyển dụng.

4.2. Phân tích công việc

Sau khi đã xác định được vị trí nhân sự nào đang thiếu thì người làm quản trị nguồn nhân lực phải phân tích từng công việc của các vị trí đó. Họ cần phải hiểu rõ khối lượng, tính chất công việc của từng vị trí để quyết định số lượng cần tuyển là bao nhiêu, vị trí có cần nhiều người cùng làm hay chỉ một người là đủ. Ngoài ra, việc này giúp họ đưa ra được các yêu cầu cụ thể về kỹ năng, kinh nghiệm, thái độ làm việc cho từng vị trí để sau này tuyển dụng được những ứng viên phù hợp nhất.

4.3. Tuyển chọn nhân sự

Để bắt đầu việc tuyển chọn thì người quản trị nguồn nhân lực sẽ làm việc với phòng nhân sự để lên kế hoạch tuyển dụng. Cụ thể như thời gian tuyển dụng, các phương pháp, các kênh đăng tải thông tin tuyển dụng, phân bổ tuyển dụng nhân sự,… Sau khi đã hoàn thành xong kế hoạch thì bắt đầu triển khai qua các bước đăng tải thông tin tuyển dụng, tìm kiếm qua các mối quan hệ, lọc CV, liên hệ phỏng vấn, lựa chọn các ứng viên tài giỏi và phù hợp nhất với từng vị trí.

4.4. Bố trí và sử dụng nhân lực

Sau khi đã thực hiện xong việc tuyển dụng, giờ đây công ty đã chọn ra được những nhân viên mới để làm việc cho công ty. Tiếp theo, người quản trị nguồn nhân lực sẽ bố trí các vị trí trong các bộ phận hoặc lập một kế hoạch phân bổ nhân sự nếu số lượng nhân viên mới là quá đông. Họ sẽ bước đầu hướng dẫn nhân viên mới làm quen với công ty, với đồng nghiệp, phòng ban làm việc cũng như nhiệm vụ cơ bản của từng vị trí.

4.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Bước tiếp theo, nhà quản trị nguồn nhân lực sẽ kết hợp với phòng nhân sự để tiến hành đào tạo nhân viên mới. Bao gồm việc giới thiệu tổng quan tầm nhìn sứ mệnh, lĩnh vực hoạt động, văn hóa, các quy định, luật lệ của công ty, hướng dẫn cách sử dụng các công cụ hỗ trợ công việc, công việc cụ thể mà nhân viên mới sẽ đảm nhận. Bên cạnh đó cũng tổ chức các buổi huấn luyện kỹ năng mềm, phát triển năng lực cá nhân để họ có cơ hội phát triển bản thân, cống hiến tốt nhất cho công ty.

4.6. Đánh giá quá trình thực hiện công việc

Việc đánh giá năng lực và quá trình thực hiện công việc của công ty không chỉ riêng cho nhân viên mới mà còn cho toàn thể nhân viên cũ. Nhà quản trị nguồn nhân lực sẽ tiến hành kiểm tra xem ai chưa làm việc hiệu quả và năng suất để có các hành động phù khuyến khích, nhắc nhở phù hợp. Điều này sẽ khiến nhân viên có một chút áp lực nhưng sẽ khiến chính nhân viên đó được tiến bộ và công việc chung của công ty cũng được đảm bảo.

5. Các câu hỏi thường gặp của ngành quản trị nguồn nhân lực

Các câu hỏi thường gặp của ngành quản trị nguồn nhân lực
Các câu hỏi thường gặp của ngành quản trị nguồn nhân lực

5.1. Thế nào là tỷ lệ duy trì nhân viên?

Tỷ lệ duy trì nhân viên là một trong những tiêu chí trong bộ KPI đánh giá hiệu quả hoạt động của công tác quản trị nhân sự. Tỷ lệ duy trì nhân viên tức là khả năng giữ chân nhân viên của doanh nghiệp, đây là mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp nếu muốn quản trị nhân lực hiệu quả.

5.2. Vai trò của HRM trong việc giữ chân nhân viên là gì?

HRM hay còn gọi là bộ phận quản trị nhân sự. Đây là phòng ban chịu trách nhiệm chính trong công tác quản lý nhân sự, bao gồm các khâu: tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, thăng chức, lương thưởng, đãi ngộ và tạo không gian gắn kết nội bộ với nhau. HRM hoạt động hiệu quả thì mới đem lại thành công cho quản trị nguồn nhân lực.

5.3. Thế nào là nhân sự outsourcing?

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí tuyển dụng, đào tạo và trả lương nên đã thuê nhân sự bên ngoài theo cách trực tiếp hoặc thông qua bên thứ 3. Những nhân viên không trực thuộc công ty được gọi là nhân sự outsourcing.

5.4. Tại sao việc thuê ngoài nhân sự lại đóng vai trò quan trọng?

Đôi lúc, trong việc quản trị nguồn nhân lực, doanh nghiệp sẽ có nhiều công việc phải làm gấp, vì thế tuyển dụng và đào tạo thêm nhân viên mới sẽ không đáp ứng kịp. Nhân sự outsourcing sẽ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng này. Ngoài ra, thuê nhân sự outsourcing còn giúp tối ưu chi phí hoạt động cho công ty.

Trên đây là nội dung: Vai trò của quản trị nguồn nhân lực, chi tiết nội dung về quản trị nguồn nhân lực chuẩn nhất 2024 Luận Văn Uy Tín đã tổng hợp giúp bạn.

Liên hệ chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ các thông tin chi tiết một cách nhanh nhất!

Thông tin liên hệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status
0983018995
icons8-exercise-96 chat-active-icon