Thực tập ngân hàng là quy trình mà bất kỳ sinh viên ngân hàng nào cũng bắt buộc phải trải qua để có thể tốt nghiệp và trở thành nhân viên chính thức tại một ngân hàng mơ ước. Nhiều sinh viên năm 3, năm 4 đã và đang chuẩn bị cho quá trình thực tập trong tương lai. Để giúp bạn bắt đầu một kỳ thực tập đầy tự tin, LUẬN VĂN UY TÍN cùng bạn tham khảo nội dung: Thực tập ngân hàng – tổng quan, vị trí thực tập, lưu ý chuẩn bị & cách viết CV xin thực tập đầy đủ nhất 2024.
Nếu bạn đang gặp vấn đề về làm bài luận văn, báo cáo thực tập của mình, chúng tôi cung cấp dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập cam kết chất lượng, giá cả hợp lý, đúng deadline và bảo mật thông tin 100% cho khách hàng.
1. Thực tập sinh ngân hàng là gì? Thực tập ngân hàng có lương không
1.1. Thực tập sinh ngân hàng là gì?
Sinh viên thực tập tại ngân hàng sẽ được gọi là thực tập sinh ngân hàng. Thực tập sinh ngân hàng sẽ là người thực hiện hỗ trợ cho các vị trí chính thức và sẽ có một nhân viên chính thức hướng dẫn những việc cần làm, thủ tục, quy định…. Tại đây, thực tập sinh sẽ vận dụng các nghiệp vụ chuyên ngành đã được
Khoa TC-KT đào tạo để hỗ trợ hoặc thực hiện các công việc của một số vị trí như một nhân viên fulltime. Tuy nhiên, sinh viên sẽ thực hiện “đi thực tập” vào thời gian ngoài lịch học tương tự hình thức part time và làm việc ngắn hạn, có thể khoảng 2 – 3 tháng tùy yêu cầu của ngân hàng và phù hợp với thời gian môn “thực tập” của Khoa.
Luận văn uy tín nhận làm báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán. Để nhận được sự tư vấn, báo giá chi tiết truy cập ngay dịch vụ viết thuê luận văn Thạc sĩ – Đại học để được hỗ trợ thông tin một cách nhanh chóng nhất.
1.2. Thực tập sinh ngân hàng có lương không?
Trên thực tế, thực tập sinh ngân hàng không phải là người lao động chính thức hoặc qua ký kết hợp đồng với ngân hàng. Do đó, theo cơ sở pháp luật thì thực tập sinh thường sẽ không được trả lương cho khoảng thời gian làm việc, thực tập tại ngân hàng.
Tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn sẽ có những khoản hỗ trợ thực tập sinh nhất định. Mức hỗ trợ thực tập tại ngân hàng có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí, quy mô của ngân hàng và địa điểm làm việc. Trung bình, các vị trí thực tập tại ngân hàng ở Việt Nam thường có mức hỗ trợ dao động khoảng 2 – 4 triệu đồng mỗi tháng. 1 số ngân hàng lớn hoặc các vị trí yêu cầu kỹ năng chuyên môn cao hơn có thể trả cao hơn.
2. Các vị trí thực tập ngân hàng mà sinh viên có thể làm việc
2.1. Giao dịch viên ngân hàng
Đây là vị trí phổ biến nhất khi sinh viên tham gia thực tập ngân hàng. Một lưu ý là vị trí giao dịch viên, cho dù chỉ là thực tập sinh thì cũng thường có yêu cầu về ngoại hình của ứng viên. Thực tập ngân hàng trong vị trí giao dịch viên, bạn sẽ quen với các nghiệp vụ như chào đón khách hàng, giúp họ giải đáp các thắc mắc, hỗ trợ làm thẻ, hồ sơ, đổi tiền, quản lý tiền mặt tại cây ATM…
2.2. Ngân hàng tuyển Nhân viên tín dụng
Nhân viên tín dụng hay còn được gọi là nhân viên tư vấn tín dụng, nhân viên quan hệ khách hàng cá nhân, nhân viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp.
Đây là vị trí tuyển thực tập ngân hàng nhiều nhất tại các ngân hàng thương mại và là cơ hội tốt với nhiều bạn sinh viên ngành tài chính ngân hàng để bắt đầu bước chân vào nghề. Thực tập ngân hàng trong vị trí nhân viên tín dụng có tính thách thức, qua đó nếu có năng lực, bạn sẽ thể hiện bản thân được rất nhiều.
Nhiệm vụ chính của vị trí này gồm có: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng có nhu cầu vay vốn, tìm hiểu thông tin, lắng nghe khách hàng và giới thiệu các gói vay vốn phù hợp với họ, hỗ trợ hoàn thành hồ sơ và thủ tục vay vốn.
2.3. Nhân viên Telesales
Công việc bao gồm thực hiện các cuộc gọi nhưng thực chất, vị trí này lại khá áp lực và bạn sẽ học hỏi được rất nhiều điều: Sự am hiểu về các dịch vụ tín dụng, cho vay tín chậm, mở thẻ… của ngân hàng; tính kiên nhẫn và khả năng giữ bình tĩnh; chịu được áp lực về thời gian, KPI cũng như cách giao tiếp, tư vấn và thuyết phục khách hang khi thực tập ngân hàng tại vị trí này.
2.4. Nhân viên tư vấn đầu tư
Để trở thành nhân viên tư vấn đầu tư thì bạn sẽ phải học rất nhiều ngay từ khi đi thực tập ngân hàng. Một số nghiệp vụ, kỹ năng cần có của vai trò này là nghiên cứu về các dự án đầu tư, có kiến thức chuyên môn vững chắc, tư vấn các giải pháp tài chính hợp lý cho khách hàng. Đồng thời, bạn cũng có thể thúc đẩy khách hàng sử dụng dịch vụ, giải pháp tài chính do ngân hàng cung cấp, giới thiệu về các gói cho vay…
2.5. Nhân viên thanh toán quốc tế
Bộ phận thanh toán quốc tế ở ngân hàng đang đóng vai trò quan trọng khi giao thương quốc tế quốc tế ngày càng phát triển. Nếu thực tập ngân hàng trong vai trò này, bạn sẽ được học cách tư vấn, hỗ trợ khách hàng về các dịch vụ thanh toán quốc tế, ngoại tệ, giải quyết những khiếu nại và trả lời câu hỏi của khách hàng về dịch vụ, giải quyết vấn đề phát sinh trong quy trình thanh toán quốc tế, chuyển và nhận tiền từ nước ngoài…
2.6. Nhân viên kiểm toán nội bộ
Nhân viên kiểm toán nội bộ là vị trí thường không tuyển nhiều và phù hợp cho các bạn học kế toán – kiểm toán hơn. Nhiệm vụ của vai trò này là đánh giá nội bộ các hoạt động, giấy tờ, sổ sách trong ngân hàng; đối chiếu với quy định của Nhà nước, phát hiện sai sót, giám sát và báo cáo.
Tuy nhiên, vì sinh viên thực tập ngân hàng chưa có kinh nghiệm nên ít khi thực sự được tiếp cận đầy đủ với tài liệu và nghiệp vụ ở vai trò nhân viên kiểm toán nội bộ, thường chỉ là hỗ trợ nhân viên, chuyên viên chính thức và thực hiện một số phần nhỏ trong tổng thể công việc.
2.7. Nhân viên vận hành
Nhân viên vận hành có nhiệm vụ quản lý thời gian và sắp xếp công việc hiệu quả: Giám sát, điều phối hoạt động hàng ngày của ngân hàng, đảm bảo sự phối hợp tốt nhất của nhân viên trong phòng ban và giữa các bộ phận với nhau, đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng và công việc của ngân hàng diễn ra trôi chảy. Bên cạnh đó, nhân viên vận hành cũng sẽ kiểm tra hoạt động tài chính ngân hàng, vừa hỗ trợ, điều phối nhân viên lại vừa hỗ trợ khách hàng.
Lưu ý là công việc nhân viên vận hành bận rộn và khá áp lực, cần người có trình độ chuyên môn lại có kỹ năng hành chính văn phòng, đa tác vụ nên ít tuyển thực tập ngân hàng vị trí này. Nếu có được trải nghiệm trong vai trò này thì về cơ bản bạn cũng sẽ chỉ làm một số nhiệm vụ hỗ trợ.
2.8. Nhân viên phân tích tài chính
Công việc này cần trình độ chuyên môn cao và kỹ năng công nghệ, tầm nhìn nên khi đi thực tập ngân hàng thì không dễ. Bạn sẽ phân tích số liệu, thông tin khách hàng, đánh giá và tìm cách mở rộng danh sách khách hàng tiềm năng qua việc đưa ra lời khuyên cho bộ phận tiếp xúc với khách hàng; phát triển hệ thống quản trị, thông tin của ngân hàng…
2.9. Nhân viên quản lý rủi ro
Vị trí nhân viên quản lý rủi ro rất quan trọng. Cho dù chỉ mới là thực tập ngân hàng thì bạn cũng sẽ được tham gia vào các quá trình: Phân tích, đánh giá rủi ro của các khoản đầu tư dựa trên lịch sử tín dụng của khách hàng và các yếu tố khách quan khác; xây dựng quy trình đánh giá rủi ro, phát triển kỹ thuật phân tích rủi ro; đảm bảo các chính sách hạn chế rủi ro được thực hiện ở tất cả chi nhánh của ngân hàng…
Ngoài các vị trí chuyên môn dành cho sinh viên các trường cao đẳng, đại học ngành Tài chính – Ngân hàng thì các ngân hàng cũng có thể tuyển những công việc văn phòng của khối hành chính nhân sự, tuyển dụng, tuyển thực tập ngân hàng vị trí kế toán…
3. Chuẩn bị trước khi tham gia thực tập ngân hàng
Để có kỳ thực tập thành công và suôn sẻ, các bạn thực tập sinh ngân hàng cần lưu ý chuẩn bị những vấn đề sau khi thực tập ngân hàng:
3.1. Chuẩn bị về tinh thần và tâm lý làm việc
Như đã biết, ngân hàng là một trong những ngành nghề có mức độ cạnh tranh cũng như áp lực công việc khá cao. Đặc biệt, khi làm việc thực tế sẽ hoàn toàn khác so với những kiến thức được học tập tại trường. Do đó, bạn cần chuẩn bị tinh thần và tâm lý tốt để có thể làm thực tập ngân hàng.
3.2. Chuẩn bị hồ sơ thực tập ngân hàng
Tùy vào yêu cầu của từng trường, khi thực tập ngân hàng, sinh viên sẽ cần chuẩn bị hồ sơ thực tập khác nhau, tuy nhiên sẽ bao gồm các loại giấy tờ thực tập (được trường cấp phát), CV xin thực tập, đơn xin thực tập, giấy giới thiệu thực tập của trường, v.vv..
3.3. Lưu ý khác
- Trang bị các kiến thức, công cụ để đi thực tập như laptop, sổ, ghi, bút, v.vv.. nghiệp vụ chuyên môn.
- Tìm hiểu trước về ngân hàng mà bạn sẽ thực tập cũng như vị trí sẽ thực tập ngân hàng.
- Chuẩn bị trang phục đúng phong cách cũng như yêu cầu, quy định của từng ngân hàng.
4. Hướng dẫn cách viết CV xin thực tập ngân hàng chuẩn nhất
4.1. Chọn đúng mẫu CV xin việc thực tập ngân hàng
Có một thực tế là các ngân hàng thường sẽ yêu cầu ứng viên của tất cả các vị trí điền form hoặc làm hồ sơ theo quy định, nhưng lúc ứng tuyển ban đầu thì bạn vẫn sẽ cần gửi CV giới thiệu bản thân. Ngày nay, việc sử dụng các mẫu CV online có sẵn rất dễ dàng, nhiều mẫu CV đẹp, chuyên nghiệp và được điều chỉnh phù hợp với ngành ngân hàng cũng như đối tượng ứng viên ít/ không có kinh nghiệm như thực tập ngân hàng.
4.2. Có định hướng trước khi bắt tay vào viết CV
CV của bạn vừa phải “tự tin” nhưng cũng phải “khiêm tốn” – khoe ra thế mạnh chẳng hạn như học vấn, điểm trung bình học tập, ngoại ngữ hay các kỹ năng, nghiệp vụ, và đương nhiên, hãy “cẩn thận” đừng nhấn vào phần kinh nghiệm vì rõ ràng thực tập sinh thường không có hoặc rất ít kinh nghiệm, thậm chí là kinh nghiệm không liên quan trong CV xin thực tập ngân hàng.
- Chi tiết các phần của CV
- Thông tin cá nhân: Viết ngắn gọn, chính xác và nhớ rằng bạn nên chọn cho mình bức ảnh đẹp, rõ mặt, tươi sáng (nhưng không lố).
- Mục tiêu nghề nghiệp: Với thực tập sinh ngân hàng thì nên để mục tiêu ngắn hạn thay vì nói đến những điều quá xa vời. Tùy vào mục tiêu của cá nhân bạn, có thể viết rằng muốn hoàn thành tốt kỳ thực tập, học tập và thành thạo nhiều nghiệp vụ, có thể thi đỗ và được trở thành nhân viên chính thức tại ngân hàng (thay vì quá tự tin viết rằng mục tiêu trở thành giám đốc ngân hàng sau 5 năm).
- Học vấn: Chỉ cần viết tên trường, niên khóa, ngành và điểm GPA (điểm trung bình tốt nghiệp hoặc trung bình tính đến thời điểm đi thực tập).
- Kinh nghiệm: Có thể viết về kinh nghiệm làm thêm nhưng chúng nên liên quan tới lĩnh vực ngân hàng, tài chính, kinh doanh, kế toán… hay đơn giản là đi dạy thêm vẫn tốt hơn đi làm phục vụ nhà hàng, shipper hay bảo vệ (vì không liên quan).
- Kỹ năng: Liệt kê khoảng 4 – 6 kỹ năng bạn thành thạo và cảm thấy cần thiết nhất với công việc tại ngân hàng, ví dụ kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp và tương tác, kỹ năng tin học, kỹ năng phân tích, tư vấn, CSKH…
Đối với các phần khác như chứng chỉ, giải thưởng, sở thích và hoạt động thì viết theo những gì bạn có, vì là sinh viên thực tập ngân hàng nên nhà tuyển dụng có thể sẽ đọc kỹ phần sở thích và hoạt động để đánh giá một phần tính cách của bạn xem có phù hợp hay không.
Trên đây là nội dung: Thực tập ngân hàng – tổng quan, vị trí thực tập, lưu ý chuẩn bị & cách viết CV xin thực tập đầy đủ nhất 2024 Luận Văn Uy Tín đã tổng hợp giúp bạn.
Luận văn uy tín nhận làm báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán. Liên hệ chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ các thông tin chi tiết một cách nhanh nhất!
Thông tin liên hệ
- Hotline/Zalo: 0983.018.995
- Email: hotrovietbaocao24h@gmail.com
- Fanpage: Luận Văn Uy Tín
- Địa chỉ: 422 Quang Trung Hà Đông Hà Nội
- Tải miễn phí 13 bài Luận văn tốt nghiệp thương mại điện tử & 80 mẫu đề tài hay nhất 2024
- Tải ngay 200 mẫu đề tài thực tập Luật hấp dẫn nhất
- Tham khảo kinh nghiệm & 5 mẫu tiểu luận quản trị rủi ro được đánh giá cao 2024
- Tải miễn phí 10 mẫu luận văn thạc sĩ ngành tài chính & 100 đề tài ấn tượng nhất 2024
- Tải miễn phí 11 mẫu & 100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán hay nhất 2024