Quy trình nghiên cứu Marketing là gì? Các bước quan trọng trong quy trình Marketing 2024

5/5 - (2 bình chọn)

Quy trình marketing là gì? Trong quy trình marketing, những bước nào là quan trọng? Việc nắm rõ về quy trình nghiên cứu Marketing giúp doanh nghiệp đạt được những thành công như mong đợi đối với sản phẩm và dịch vụ của mình. Bài viết dưới đây của LUẬN VĂN UY TÍN sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình Marketing. 

1. Quy trình nghiên cứu Marketing là gì ?

Quy trình nghiên cứu Marketing là gì?
Quy trình nghiên cứu Marketing là gì?

Quy trình nghiên cứu Marketing được hiểu là các bước nghiên cứu, xây dựng, triển khai, kiểm soát, cải thiện, với mục đích mang lại giá trị thiết thực cho khách hàng và giúp doanh nghiệp có được lợi nhuận. Khi có một quy trình nghiên cứu Marketing cụ thể thì doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc lập chiến lược Marketing một cách dễ dàng hơn, nhờ đó mà mọi việc được diễn ra theo đúng hướng đi của doanh nghiệp. 

2. Tại sao cần có quy trình Marketing cụ thể cho doanh nghiệp?

Các doanh nghiệp thực hiện quy trình nghiên cứu Marketing để duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Việc tạo ra một tiến trình marketing hoàn chỉnh đòi hỏi một tổ chức phải phân tích và hiểu nhu cầu, mong muốn của khách hàng. 

Bằng việc áp dụng và tuân thủ các bước trong quy trình tiếp thị, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa các hoạt động quảng bá của mình và đạt được thành công. Các nỗ lực tiếp thị hiệu quả không chỉ giúp tăng doanh thu và lợi nhuận mà còn xây dựng và phát triển các mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng.

3. Quy trình nghiên cứu Markeitng hiệu quả cho doanh nghiệp

Quy trình Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp 
Quy trình Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp

Quy trình nghiên cứu marketing là một chuỗi các bước được thực hiện để hiểu rõ hơn về thị trường, khách hàng và cạnh tranh trong một ngành cụ thể. Dưới đây là tổng quan về các bước trong quy trình nghiên cứu marketing:

3.1. Xác định vấn đề, và mục tiêu Marketing

Bước đầu tiên trong quá trình nghiên cứu Marketing là xác định trạng thái hiện tại của đơn vị/ doanh nghiệp và các mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được. Việc làm rõ phạm vi và đối tượng nghiên cứu sẽ giúp đội ngũ quản lý sẽ đưa ra các hướng đi chắc chắn trong tương lai của doanh nghiệp. 

3.2. Xây dựng chiến lược định vị thương hiệu

Khi xây dựng một chiến lược định vị, việc quan trọng nhất là doanh nghiệp phải có khả năng hình dung ra ấn tượng mà họ muốn gửi đến khách hàng. Định vị đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về thị trường và người tiêu dùng, từ đó doanh nghiệp có thể lên kế hoạch cụ thể để truyền đạt thông điệp đó thông qua các hoạt động quảng cáo và tiếp thị.

3.3. Xây dựng chiến lược Marketing

Chiến lược tiếp thị là quá trình quan trọng giúp doanh nghiệp thực hiện, đo lường, điều chỉnh và cải thiện cách tiếp cận khách hàng cũng như đáp ứng các mục tiêu kinh doanh của mình.

Công ty thường xây dựng chiến lược tiếp thị dựa trên các yếu tố kinh doanh cơ bản sau:

  • Nhận diện thương hiệu: Đây là quá trình xác định và truyền tải hình ảnh mong muốn của doanh nghiệp đến người tiêu dùng thông qua các yếu tố như tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị, tính cách và cách thức giao tiếp.
  • Khách hàng mục tiêu: Đây là nhóm người mà doanh nghiệp muốn tiếp cận vì họ có khả năng cao để mua sản phẩm/dịch vụ. Doanh nghiệp có thể xác định đối tượng mục tiêu của mình bằng cách sử dụng đánh giá và lập hồ sơ khách hàng, phân tích đối thủ cạnh tranh, tất cả đều có thể giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định tiếp thị và xác định kênh phân phối của mình.
  • Mục tiêu marketing: Đây là những kết quả mà doanh nghiệp mong muốn đạt được thông qua các hoạt động tiếp thị, như nâng cao nhận thức về thương hiệu, cải thiện tương tác khách hàng, hoặc thúc đẩy doanh số bán hàng. 
  • Ngân sách: Các chiến lược tiếp thị phụ thuộc vào ngân sách và tài nguyên có sẵn của tổ chức. Việc phác thảo ngân sách cho kế hoạch tiếp thị cần phải rõ ràng và cân nhắc, với việc lãnh đạo phê duyệt trước khi triển khai kế hoạch.

3.4. Xác định những chiến lược Marketing phù hợp cho doanh nghiệp

Các doanh nghiệp thường áp dụng các chiến lược tiếp thị sau đây, một trong những chiến lược phổ biến được gọi là 4P Marketing, bao gồm:

  • Chiến lược sản phẩm: Tập trung vào việc phát triển và cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. 
  • Chiến lược giá: Quyết định về mức giá của sản phẩm hoặc dịch vụ, nhằm đảm bảo thu được lợi nhuận và thu hút khách hàng. Chiến lược giá cũng bao gồm việc xác định các chiết khấu, ưu đãi và chính sách thanh toán phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Chiến lược địa điểm: Tập trung vào việc đưa sản phẩm đến với khách hàng thông qua các kênh phân phối phù hợp. Từ việc xác định vị trí bày bán sản phẩm, từ cửa hàng truyền thống đến kênh trực tuyến, và quản lý hiệu suất của từng kênh.
  • Chiến lược quảng cáo: Sử dụng các chiến lược quảng cáo và xúc tiến để tạo ra sự nhận thức và tăng cường sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ. Doanh nghiệp có thể tạo ra các chiến dịch quảng cáo truyền thông, các chương trình khuyến mãi, và các sự kiện chào hàng.

3.5. Thực hiện kế hoạch Marketing

Sau khi đưa ra chiến lược Marketing doanh nghiệp có thể hoàn thành các hành động sau:

  • Xác định ngân sách, nền tảng và nhân viên cần thiết để hoàn thành kế hoạch.
  • Tạo các loại nội dung và kế hoạch quảng cáo.
  • Đặt các chỉ số và chỉ số hiệu suất chính (KPI), chọn các công cụ và phương pháp theo dõi phù hợp.
  • Thực hiện các công việc được nêu trong kế hoạch.

3.6. Theo dõi, đánh giá kết quả

Theo dõi, đánh giá kết quả và điều chỉnh là bước không thể thiếu trong quy trình nghiên cứu Marketing. Bằng cách sử dụng các công cụ và phương pháp phù hợp, doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu suất của chiến lược Marketing và điều chỉnh nó để đạt được mục tiêu kinh doanh để tránh lãng phí ngân sách, thời gian và nguồn lực của doanh nghiệp.

4. Ví dụ minh họa của các thương hiệu lớn

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy trình nghiên cứu của Marketing, LUẬN VĂN UY TÍN đã phân tích các vị dụ minh họa cụ thể liên quan đến các thương hiệu lớn ở dưới đây.

4.1. Quy trình nghiên cứu Marketing của Vinamilk

Quy trình nghiên cứu Marketing của Vinamilk
Quy trình nghiên cứu Marketing của Vinamilk

Mục tiêu nghiên cứu

  • Tìm hiểu về nhu cầu tiêu dùng của khách hàng
  • Thị trường cạnh tranh và cơ hội phát triển cho sản phẩm sữa của thương hiệu Vinamilk tại thị trường Việt Nam
  • Đề ra các chiến lược Marketing phù hợp

Phương pháp nghiên cứu:

  • Phương pháp khảo sát trực tiếp khách hàng (online/ offline)
  • Phân tích và đánh giá cá dữ liệu để hiểu rõ hơn thị trường
  • Xác định cơ hội và thách thức đối với các đối thủ cạnh tranh 

Quy trình nghiên cứu Marketing của Vinamilk:

  • Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
  • Phỏng vấn khách hàng
  • Khảo sát thị trường
  • Phân tích dữ liệu
  • Kết quả của cuộc nghiên cứu
  • Đánh giá mức độ hiệu quả của cuộc nghiên cứu

4.2. Quy trình nghiên cứu Marketing của Coca- Cola về chiến dịch “Share a Coke”

Quy trình nghiên cứu Marketing của Coca- Cola về chiến dịch "Share a Coke"
Quy trình nghiên cứu Marketing của Coca- Cola về chiến dịch “Share a Coke”

Trong năm 2013, Coca – Cola đã thực hiện một cuộc nghiên cứu Marketing về về mối liên hệ giữa giá cả và nhu cầu tiêu dùng đồ uống. Quy trình nghiên cứu marketing được thực hiện như sau:

Mục tiêu nghiên cứu:

  • Tìm hiểu mối quan hệ giữa giá cả và nhu cầu tiêu dùng đồ uống của khách hàng.
  • Đề xuất giải pháp Marketing giúp tối ưu chiến lược giá cả và nâng cao hiệu quả độ nhận diện thương hiệu của khách hàng.

Phương pháp nghiên cứu:

  • Phương pháp khảo sát trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại
  • Phân tích thống kê: phân tích tương quan, phân tích hồi quy, phân tích biến số, phân tích đa biến, phân tích nhân tố, phân tích chuỗi

Quy trình nghiên cứu marketing của Coca – Cola:

  • Thiết kế và chuẩn bị cho cuộc nghiên cứu
  • Thực hiện cuộc nghiên cứu: Tập trung vào mục tiêu là khách hàng có độ tuổi 18-35, trên các kênh truyền thông xã hội và offline
  • Phân tích và đánh giá kết quả của cuộc nghiên cứu, sự tương tác của khách hàng, cảm nhận về chiến dịch “Share a Coke”
  • Hành động

Thông qua các ví dụ về nghiên cứu Marketing của doanh nghiệp đã cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của nó. Giờ đây, nghiên cứu Marketing đã trở thành yếu tố tất yếu đối với sự thành công của chiến dịch Marketing thành công.

Qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu được về Quy trình cứu Marketing là gì? Các bước quan trọng trong quy trình Marketing? Ngoài ra còn lấy các vị dụ minh họa để cho bạn dễ dàng nắm bắt.  LUẬN VĂN UY TÍN 1 trong 5 đơn vị TOP đầu về cung cấp các dịch vụ viết thuê luận văn Thạc sĩ – Đại học, tốt nghiệp, báo cáo thực tập uy tín và chuyên nghiệp trên thị trường.

Khi đồng hành cùng một đơn vị chuyên nghiệp như chúng tôi, các bài luận văn, báo cáo,… của bạn sẽ đảm bảo chất lượng phù hợp với tiêu chí của từng đề tài nghiên cứu Marketing, với giá cả hợp lý, đúng deadline và bảo mật thông tin 100% cho khách hàng.

Nhanh tay liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ các thông tin chi tiết một cách nhanh nhất!

Đường dây nóng/Zalo: 0983.018.995

Email: hotrovietbaocao24h@gmail.com

Fanpage: facebook.com/vietbaocaothue24h

Địa chỉ: 418 Quang Trung Hà Đông Hà Nội để được hỗ trợ nhanh nhất.

Tài liệu tham khảo: 

brandsvietnam.com: Quy trình Marketing là gì?

1 thoughts on “Quy trình nghiên cứu Marketing là gì? Các bước quan trọng trong quy trình Marketing 2024

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status
0983018995
icons8-exercise-96 chat-active-icon