Quan điểm về giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng trong phát triển giáo dục ở Việt Nam 2024 hiện nay

5/5 - (2 bình chọn)

Quan điểm về giáo dục mang tính định hướng cho một nền giáo dục của cả một đất nước. Quan điểm giáo dục của mội người, mỗi thời kỳ đều có sự thay đổi. Trong bài viết này, LUẬN VĂN UY TÍN mang đến cho bạn: Quan điểm về giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng trong phát triển giáo dục ở Việt Nam 2024 hiện nay.

Nếu bạn đang gặp vấn đề về làm bài luận văn, báo cáo thực tập của mình, chúng tôi cung cấp dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập cam kết chất lượng, giá cả hợp lý, đúng deadline và bảo mật thông tin 100% cho khách hàng.

1. Khái niệm giáo dục

Khái niệm giáo dục
Khái niệm giáo dục

1.1. Khái niệm chung

Giáo dục vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Giáo dục là một quá trình đào tạo con người một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị cho họ tham gia vào đời sống xã hội, lao động sản xuất, bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội của loài người. Giáo dục được hiểu dưới hai góc độ:

– Giáo dục được xem như là tập hợp các tác động sư phạm đến người học với tư cách là một đối tượng đơn nhất;

– Giáo dục được như là một hoạt động xã hội, dạng tái sản xuất ra lực lượng lao động mới. Ở đây, đối tượng là thế hệ trẻ, là tập hợp các đối tượng đơn nhất. Giáo dục là đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ lao động;

Luận văn uy tín nhận làm báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán.  Để nhận được sự tư vấn, báo giá chi tiết truy cập ngay dịch vụ viết thuê luận văn Thạc sĩ – Đại học  để được hỗ trợ thông tin một cách nhanh chóng nhất.

1.2. Giáo dục theo nghĩa hẹp,

Giáo dục theo nghĩa hẹp  là một quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch của một người (hay một nhóm người) – gọi là giáo viên – nhằm tác động vào hệ thống nhận thức của người đó, để làm phát triển trí thông minh, phát triển khả năng nhận thức phù hợp với thế giới khách quan, và làm phát triển nhận thức của người đó lên; qua đó tạo ra một con người mới, có những phẩm chất phù hợp với yêu cầu được đặt ra.

Đọc thêm: Tóm tắt nghiên cứu khoa học, cấu trúc cơ bản & phương pháp viết một bản tóm tắt nghiên cứu khoa học 2024

2. Quan điểm về giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Quan điểm về giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Quan điểm về giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh

2.1. Giáo dục phải gắn với với mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước trong từng thời kỳ

Trong Thư gửi các học sinh nhân Ngày khai trường đầu tiên dưới chế độ dân chủ cộng hòa, tháng 9-1945, thể hiện quan điểm về giáo dục, Người viết:

“Ngày nay các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em… Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Tháng 9-1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự khai giảng khóa học đầu tiên của Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương tại Chiến khu Việt Bắc, Người ghi vào cuốn Sổ vàng truyền thống của Trường, nói về quan điểm về giáo dục: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn thể “giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. Muốn đạt mục đích, thì phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”.

Nói chuyện tại Lớp đào tạo hướng dẫn viên các trại hè cấp I, ngày 12-6-1956, Người đã nêu rõ quan điểm về giáo dục: “Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục. Bây giờ đang xây dựng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để dần dần đến chủ nghĩa xã hội. Kháng chiến thì cần nhiều cán bộ quân sự. Bây giờ xây dựng kinh tế. Không có cán bộ không làm được. Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế văn hóa”.

Tại Lớp học chính trị của giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc, ngày 13-9-1958, Người căn dặn: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. chúng ta phải đào tạo ra các công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho các cô, các chú. Đó là một nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vẻ vang”.

Có thể bạn đang tìm đọc: Hoạt động giáo dục là gì? Trách nhiệm trong quản lý và thực hiện hoạt động giáo dục theo quy định của Nhà nước 2024

2.2. Nội dung giáo dục toàn diện

Giáo dục toàn diện, theo Bác trong quan điểm về giáo dục, bao gồm thể dục, trí dục, mỹ dục, đức dục và kết hợp các nội dung trên. Người chỉ rõ:

“- Thể dục: Để làm thân thể mạnh khỏe, đồng thời cần giữ vệ sinh riêng và vệ sinh chung.

– Trí dục: Ôn lại những điều đã học, học thêm những tri thức mới.

– Mỹ dục: Để phân biệt cái gì là đẹp, cái gì là không đẹp.

– Đức dục: Là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu trọng của công (5 cái yêu).

Các em cần rèn luyện đức tính thành thật và dũng cảm.

Ở trường, thì kính thầy, yêu bạn, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau.

Ở nhà, thì yêu kính và giúp đỡ cha mẹ.

Ở xã hội thì tùy sức mình mà tham gia những việc có ích lợi chung…”

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu quan điểm giáo dục cho mỗi lứa tuổi, mỗi cấp học, bậc học: Đối với “Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn nước ta, để thiết thực giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà. Trung học thì cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống thực tế.

Trong quan điểm giáo dục, tiểu học thì cần giáo dục các cháu thiếu nhi: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công. Cách dạy phải nhẹ nhàng và vui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ của người lớn. Phải đặc biệt chú ý giữ gìn sức khỏe của các cháu.

Nói chuyện với cán bộ sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ngày 21-10-1964, trong quan điểm giáo dục Người chỉ rõ: “Dạy cũng như học phải chú trọng đến cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc, rất quan trọng. Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng”.

Theo đó, phải chú trọng các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất. Đồng thời, trong quan điểm giáo dục, Người cho rằng nhà trường phải bảo đảm cho thế hệ trẻ dần dần làm chủ kho tàng kiến thức văn hóa của loài người, trau dồi cho mình một vốn hiểu biết về khoa học, kỹ thuật cơ bản, thiết thực, vững chắc, có thể vận dụng vào thực tế và rèn luyện kỹ năng, thói quen lao động thực hành.

2.3. Học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tiễn

Trong quan điểm giáo dục, học phải đi đôi với hành, lý luận phải được liên hệ với thực tiễn. Học phải gắn với hành, học mà không hành, không áp dụng vào thực tế khác nào chiếc hòm đựng đầy sách, hành mà không học thì hành không trôi chảy. Người cho rằng: “Một người học xong đại học, có thể gọi là có trí thức. Song y không biết cày ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác.

Trong quan điểm giáo dục, người chỉ rõ: “Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận. Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên. Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế. Chỉ học thuộc lòng, để đem lòe thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích. Vì vậy, chúng ta phải gắng học, đồng thời học thì phải hành…”

Trong bài nói chuyện với cán bộ, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ngày 21-10-1964, Bác đã ân cần chỉ bảo: “Các cháu học sinh không nên học gạo, không nên học vẹt, Bác không cần giải thích học gạo, học vẹt là thế nào, vì các cháu biết cả rồi. Học phải suy nghĩ, phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau”.

Trong việc huấn luyện và học tập, trong quan điểm giáo dục, Bác rất coi trọng động cơ và phương pháp. Người cho rằng, muốn học tập có kết quả tốt thì phải có thái độ đúng và phương pháp đúng.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục mãi mãi soi đường cho chúng ta trong sự nghiệp đổi mới, đào tạo những thế hệ người Việt Nam xây dựng đất nước dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

3. Quan điểm về giáo dục – Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển giáo dục ở Việt Nam hiện nay

Quan điểm về giáo dục - Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển giáo dục ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm về giáo dục – Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển giáo dục ở Việt Nam hiện nay

3.1. Tiếp thu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong quan điểm về giáo dục

Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định vai trò hết sức quan trọng của giáo dục, trong quan điểm về giáo dục, coi phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng và toàn dân. Nghị quyết Hội nghị lần thứ Hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000 đã xác định tư tưởng chỉ đạo phát triển giáo dục – đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH là:

  • Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
  • Thực sự coi giáo dục – đào tạo, là quốc sách hàng đầu;
  • Giáo dục – đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân;
  • Phát triển giáo dục – đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, những tiến bộ KH&CN và củng cố quốc phòng, an ninh;
  • Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo;
  • Giữ vai trò nòng cốt của nhà trường công lập đi đôi với đa dạng hóa các loại hình giáo dục – đào tạo, trên cơ sở nhà nước thống nhất quản lý.

3.2. Quan điểm về giáo dục trong bối cảnh mới với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

Trên cơ sở tổng kết và kế thừa việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, trong quan điểm về giáo dục tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (04/11/2013) Đảng ta đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Theo đó, các quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong tình hình mới là:

  • Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân;
  • Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;
  • Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài;
  • Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ KH&CN; phù hợp quy luật khách quan;
  • Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo;
  • Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng XHCN trong phát triển giáo dục và đào tạo;
  • Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.

3.3. Thể chế hóa các quan điểm của Đảng trong quan điểm về giáo dục

Nói về quan điểm về giáo dục, Nhà nước ta đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ thúc đẩy giáo dục phát triển.

Điển hình là ban hành Hiến pháp năm 2013, Luật Giáo dục năm 2005, Luật Dạy nghề năm 2006, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014,  Luật Giáo dục đại học năm 2012; ban hành các cơ chế, chính sách về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục; về phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; về cơ hội tiếp cận giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách; về đảm bảo bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo,…

Mặc dù ra đời cách đây nhiều thập kỷ, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vẫn rất có ý nghĩa đối với sự nghiệp phát triển giáo dục của nước ta hiện nay. Chúng ta không chỉ tìm thấy trong tư tưởng của Người những gợi ý để tháo gỡ các vướng mắc cụ thể về vai trò, nội dung của giáo dục…, mà còn có thể học được từ đó phương pháp luận giải quyết vấn đề của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trên đây là nội dung: Quan điểm về giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng trong phát triển giáo dục ở Việt Nam 2024 hiện nay Luận Văn Uy Tín đã tổng hợp giúp bạn.

Luận văn uy tín nhận làm báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán. Liên hệ chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ các thông tin chi tiết một cách nhanh nhất!

Thông tin liên hệ

  • Hotline/Zalo: 0983.018.995
  • Email: hotrovietbaocao24h@gmail.com
  • Fanpage: Luận Văn Uy Tín
  • Địa chỉ: 422 Quang Trung Hà Đông Hà Nội

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status
0983018995
icons8-exercise-96 chat-active-icon