Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực, tổng hợp nội dung chi tiết nhất 2024

5/5 - (1 bình chọn)

Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực là tổng hợp những vấn đề liên quan đến quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Chính vì thế, nguồn nhân lực nói chung và công tác phát triển nguồn nhân lực nói riêng luôn là vấn đề mà mỗi doanh nghiệp cần quan tâm hàng đầu.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm cơ sở lý luận về nguồn nhân lực, tổng hợp toàn bộ nội dung chi tiết nhất 2024 mà Luận Văn Uy Tín đã tổng hợp mà bạn không nên bỏ qua.

Ngoài ra, nếu bạn đang gặp vấn đề về làm bài luận văn, báo cáo thực tập của mình, chúng tôi cung cấp dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập cam kết chất lượng, giá cả hợp lý, đúng deadline và bảo mật thông tin 100% cho khách hàng.

1. Khái niệm của cơ sở lý luận về nguồn nhân lực

Khái niệm của cơ sở lý luận về nguồn nhân lực
Khái niệm của cơ sở lý luận về nguồn nhân lực

1.1. Khái niệm về nhân lực trong cơ sở lý luận về nguồn nhân lực

Bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức hay xã hội, tức là tất cả các thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp.

1.2. Khái niệm quản trị nguồn nhân lực trong cơ sở lý luận về nguồn nhân lực

Ở góc độ tổ chức quá trình lao động: “Quản trị nhân lực là lĩnh vực theo dõi, hướng dẫn, điều chỉnh, kiểm tra sự trao đổi chất (năng lượng, thần kinh, bắp thịt) giữa con người với các yếu tố vật chất của tự nhiên (công cụ lao động, đối tượng lao động, năng lượng…).

Trong cơ sở lý luận về nguồn nhân lực, quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần để thoả mãn nhu cầu của con người và xã hội nhằm duy trì, bảo vệ và phát triển tiềm năng của con người”.

Với tư cách là một trong các chức năng cơ bản của quá trình quản trị: trong cơ sở lý luận về nguồn nhân lực, quản trị nguồn nhân lực bao gồm các việc từ hoạch định, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát các hoạt động liên quan đến việc thu hút, sử dụng và phát triển người lao động trong các tổ chức.

Đi sâu vào chính nội dung hoạt động của quản trị nhân lực thì trong cơ sở lý luận về nguồn nhân lực “Quản trị nhân lực là việc tuyển dụng, sử dụng, duy trì và phát triển cũng như cung cấp các tiện nghi cho người lao động trong các tổ chức”.

Nghĩa hẹp của quản trị nhân lực là cơ quan quản lý làm những việc cụ thể như: tuyển người, bình xét, giao công việc, giải quyết tiền lương, bồi dưỡng, đánh giá chất lượng cán bộ công nhân viên nhằm chấp hành tốt mục tiêu, kế hoạch của tổ chức.

Xét trên góc độ quản lý, trong cơ sở lý luận về nguồn nhân lực, việc khai thác và quản lý nhân lực lấy giá trị con người làm trọng tâm, vận dụng hoạt động khai thác và quản lý nhằm giải quyết những tác động lẫn nhau giữa người với công việc, giữa người với người và giữa người với tổ chức.

Tóm lại, khái niệm chung nhất của quản trị nhân lực được hiểu như sau: “Quản trị nhân lực là những hoạt động nhằm tăng cường những đóng góp có hiệu quả của cá nhân vào mục tiêu của tổ chức trong khi đồng thời cố gắng đạt được các mục tiêu xã hội và mục tiêu cá nhân”.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình viết báo cáo thực tập, hãy để Luận Văn Uy Tín giúp đỡ bạn. Để nhận được sự tư vấn, báo giá chi tiết truy cập ngay dịch vụ viết thuê luận văn Thạc sĩ – Đại học  để được hỗ trợ thông tin một cách nhanh chóng nhất.

2. Mục tiêu của cơ sở lý luận về nguồn nhân lực

Mục tiêu của cơ sở lý luận về nguồn nhân lực
Mục tiêu của cơ sở lý luận về nguồn nhân lực

Mục tiêu cơ bản của bất kỳ tổ chức nào cũng là sử dụng một cách có hiệu quả nhân lực để đạt được mục tiêu của tổ chức đó. Quản trị nhân lực nhằm củng cố và duy trì đầy đủ số lượng và chất lượng lao động cần thiết cho tổ chức để  đạt được mục tiêu đề ra.

  • Mục tiêu về xã hội

Ngoài những mục tiêu của công ty thì tổ chức cần hướng tới mục tiêu xã hội. Tìm hiểu được những nhu cầu mà xã hội đang cần, thoả mãn được các lợi ích xã hội, có như thế tổ chức mới tồn tại được lâu dài.

  • Mục tiêu cá nhân

Muốn đạt được mục đích quản lý con người thì phải tạo điều kiện cho người lao động phát huy sức mạnh về cả vật chất lẫn tinh thần. Mỗi cá nhân có thoả mãn được nhu cầu thì họ mới đóng góp xứng đáng cho những gì họ được hưởng.

  • Mục tiêu của tổ chức

Trả lời câu hỏi làm thế nào để cho doanh nghiệp của mình hoạt động một cách hiệu quả với điều kiện nguồn lực và thực tế đang có để phù hợp với yêu cầu khách quan của môi trường và yêu cầu của chính doanh nghiệp đặt ra.

  • Mục tiêu của các bộ phận chức năng

Các phòng ban phải thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, đồng thời kết hợp với các phòng ban khác thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.

3. Nội dung của cơ sở lý luận về nguồn nhân lực

Nội dung của cơ sở lý luận về nguồn nhân lực
Nội dung của cơ sở lý luận về nguồn nhân lực

3.1. Đảm bảo nguồn nhân lực đủ về số lượng và cơ cấu phù hợp

Trong mỗi thời kỳ, giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất – kinh doanh, doanh nghiệp sẽ xây dựng các chiến lược sản xuất – kinh doanh phù hợp để có thể hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra trước đó.

Việc hoạch định nguồn nhân lực cần thiết cho việc thực hiện chiến lược. Trong đó, việc hoạch định, thu hút, tuyển chọn và giữ chân nhân lực là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo đáp ứng đủ số lượng, cơ cấu độ tuổi, cơ cấu giới tính, trình độ và sự phân bố của nguồn lực tại các bộ phận trong doanh nghiệp.

3.2. Phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Những tác động của sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong bối cảnh hiện nay có tác động rất lớn đến dây chuyền sản xuất, cung cách quản lý, nếp sống và suy nghĩ của mọi thành viên trong doanh nghiệp.

Điều này đòi hỏi các nhà lãnh đạo cần chủ động trang bị cho nhân lực của mình các kiến thức và kỹ năng mới về chuyên môn nghiệp vụ để bắt kịp với sự thay đổi đó.

Không những thế, các cấp lãnh đạo cần có khả năng tư duy, nhạy bén trong việc dự đoán các xu hướng của thời đại để xây dựng các kế hoạch dài hạn nhằm bồi dưỡng, nâng cao và cập nhật kiến thức cho tất cả đối tượng nhân lực của công ty.

Bên cạnh đó, bản thân nhà lãnh đạo, cán bộ cũng cần thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn cũng như các kỹ năng liên quan đến quản trị, phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng, xử lý tốt các vấn đề thay đổi trong tình hình mới.

3.3. Phát triển trình độ lành nghề

Một vấn đề quan trọng trong nội dung phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp là cần bố trí nhân sự đúng người, đúng việc để nhân lực có cơ hội áp dụng, phát triển tối đa các kiến thức, kỹ năng chuyên môn và trình độ lành nghề của nhân viên.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần thường xuyên xây dựng kế hoạch và tổ chức các khóa đào tạo, huấn luyện để bồi dưỡng nâng cao trình độ lành nghề cho nhân lực.

3.4. Phát triển kỹ năng làm việc nhóm

Để có một sự nghiệp phát triển ổn định và lâu dài, mỗi thành viên trong doanh nghiệp đó cần có khả năng tương tác, làm việc tốt với những người khác đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

Vì đơn giản, trong một tập thể, không có ai là hoàn hảo tuyệt đối, làm việc nhóm sẽ tập trung điểm mạnh của từng cá nhân và bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau.

Kỹ năng làm việc nhóm thúc đẩy hiệu quả công việc, phát triển tiềm năng của tất cả các thành viên trong nhóm.

  • Phát triển thể lực người lao động

Gia tăng các chỉ số liên quan đến sức khỏe của người lao động để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu trong quá trình làm việc. Đây được xem là một trong những yếu tố cốt lõi để tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, an toàn lao động từ đó giảm chi phí giá thành và gia tăng lợi nhuận doanh nghiệp.

Để nâng cao thể lực nguồn nhân lực, trong cơ sở lý luận về nguồn nhân lực, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ về các đặc thù trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Từ đó xây dựng nên các tiêu chuẩn sức khỏe của từng bộ phận và làm cơ sở cho việc tuyển dụng nhân sự, bố trí công việc, bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho nhân viên.

3.6. Phát triển nhân cách thẩm mỹ người lao động

Trong cơ sở lý luận về nguồn nhân lực, bên cạnh việc phát triển trí lực, thể lực thì phát triển các giá trị về nhân cách thẩm mỹ (ý thức kỷ luật, đạo đức, tác phong, tinh thần trách nhiệm…) cũng là một vấn đề quan trọng. Nhân cách thẩm mỹ là nền tảng của mọi hành vi, chính vì vậy nó có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực.

4. Các nhân tố ảnh hưởng trong cơ sở lý luận về nguồn nhân lực

Các nhân tố ảnh hưởng trong cơ sở lý luận về nguồn nhân lực
Các nhân tố ảnh hưởng trong cơ sở lý luận về nguồn nhân lực

4.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp trong cơ sở lý luận về nguồn nhân lực

  • Tình hình phát triển kinh tế – xã hội: khi nền kinh tế phát triển, nguồn nhân lực được mở rộng cả về quy mô và chất lượng. Khi nền kinh tế khó khăn, doanh nghiệp sẽ tập trung vào vấn đề tái cấu trúc nguồn nhân lực, phát triển theo chiều sâu.
  • Thị trường lao động: Trong bối cảnh thị trường lao động dồi dào về số lượng và trình độ của nguồn nhân lực cao thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng trong việc tuyển chọn đội ngũ nhân lực chất lượng, giảm thiểu chi phí, thời gian đào tạo nhân lực và ngược lại
  • Sự phát triển của khoa học – kỹ thuật: Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật làm cho chu kỳ đào tạo nguồn nhân lực cũng ngày càng ngắn đi
  • Hội nhập quốc tế: Doanh nghiệp muốn tồn tại trong bối cảnh hội nhập quốc tế cần xây dựng chiến lược sản xuất, kinh doanh, đổi mới sản phẩm…
  • Luật pháp, chính sách của nhà nước: Chính sách phát triển nguồn nhân lực của nhà nước hợp lý sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Ngược lại, chính sách không hợp lý sẽ kìm hãm sự phát triển của nguồn nhân lực.

4.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp của cơ sở lý luận về nguồn nhân lực

  • Quan điểm của nhà lãnh đạo: Lãnh đạo là những người nắm quyền quyết định lớn nhất đến các vấn đề thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
  • Các nguồn lực cho sự phát triển nguồn nhân lực: Bao gồm các nguồn lực chính như cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính và hạ tầng công nghệ thông tin…
  • Khả năng của nguồn nhân lực:

Với doanh nghiệp, trong cơ sở lý luận về nguồn nhân lực, mỗi một nhân viên là một cá thể độc lập, họ có năng lực, sở thích, nguyện vọng và những nhu cầu ham muốn khác nhau nên cách nhìn nhận của họ với công việc, sự thỏa mãn, hài lòng với công việc cũng không giống nhau.

Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến quản trị nhân sự. Nhà quản trị cần nghiên cứu kỹ lưỡng nhân tố con người để đưa ra các biện pháp quản trị phù hợp để phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Trên đây là nội dung: cơ sở lý luận về nguồn nhân lực, tổng hợp toàn bộ nội dung chi tiết nhất 2024  Luận Văn Uy Tín đã tổng hợp giúp bạn.

Liên hệ chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ các thông tin chi tiết một cách nhanh nhất!

Thông tin liên hệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status
0983018995
icons8-exercise-96 chat-active-icon