Tiểu luận triết học luôn là nỗi ám ảnh của nhiều sinh viên bởi với những ý nghĩa sâu xa, tài liệu sâu rộng thường khiến nhiều người cảm thấy khó khăn khi không biết viết gì, viết bắt đầu từ đâu.
Trong bài viết này, Luận Văn Uy Tín mang đến cho bạn kiến thức tổng quan về cách viết tiểu luận triết học chuẩn nhất 2024 để bạn tham khảo.
Ngoài ra, nếu bạn đang gặp vấn đề về làm bài luận văn, báo cáo thực tập của mình, chúng tôi cung cấp dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập cam kết chất lượng, giá cả hợp lý, đúng deadline và bảo mật thông tin 100% cho khách hàng.
1. Bố cục bài tiểu luận triết học
1.1. Phần mở đầu bài tiểu luận triết học
- Đặt vấn đề và câu hỏi nghiên cứu: Bắt đầu tiểu luận bằng cách đặt ra vấn đề cụ thể mà bạn đang nghiên cứu. Giải thích tại sao vấn đề này quan trọng và đưa ra câu hỏi nghiên cứu mà bạn sẽ trả lời trong tiểu luận.
- Các lý thuyết cơ bản liên quan đến chủ đề: Đưa ra tổng quan về các lý thuyết cơ bản hoặc quan điểm triết học liên quan đến chủ đề của bạn. Nêu rõ những khía cạnh triết học mà bạn sẽ xem xét trong tiểu luận.
1.2. Nội dung chính của bài tiểu luận triết học
- Trình bày lý luận và bằng chứng: Trình bày lý luận của bạn dựa trên các lý thuyết và quan điểm triết học. Bổ sung bằng chứng, ví dụ và dẫn chứng để ủng hộ lập luận của bạn.
- Nói về các quan điểm và tranh luận về quan điểm đó: Bàn luận về các quan điểm khác nhau trong lý thuyết hoặc triết lý về chủ đề. Trình bày các tranh luận và phân tích chứng từ nhiều góc độ.
- Hiện thực hóa lý thuyết bằng ví dụ cụ thể: từ lý thuyết, đưa ra các ví dụ cụ thể và phân tích ví dụ đó để người đọc hiểu về cách lý thuyết đó được áp dụng vào thực tiễn như thế nào.
Tham khảo thêm: Tiểu luận triết học
1.3. Kết luận của bài tiểu luận triết học
- Tóm tắt điểm quan trọng của tiểu luận: Tóm tắt những điểm quan trọng và lập luận chính mà bạn đã trình bày trong tiểu luận.
- Trả lời câu hỏi nghiên cứu: Đưa ra câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu mà bạn đã đặt ra ở phần mở đầu.
- Đề xuất hướng nghiên cứu tương lai: Nêu ra những hướng nghiên cứu tiềm năng hoặc câu hỏi mở rộng mà người đọc có thể theo đuổi sau khi đọc tiểu luận của bạn.
1.4. Chỉnh sửa bài tiểu luận triết học
- Kiểm tra cấu trúc và lập luận logic của bài tiểu luận triết học: hãy chắc chắn rằng bài tiểu luận của bạn được trình bày một cách logic, rõ ràng, mạch lạc, điều này quyết định việc bạn thể hiện quan điểm của mình và dẫn dẵn người đọc có hiệu quả hay không.
- Đừng quên ngũ pháp & chính tả trong bài tiểu luận triết học của bạn: đảm bảo rằng ngôn ngữ được sử dụng là chính xác và trôi chảy.
- Đảm bảo tuân theo tiêu chuẩn định dạng và tài liệu tham khảo: Kiểm tra xem tiểu luận của bạn tuân theo đúng định dạng và kiểu trích dẫn và tất cả tài liệu tham khảo được liệt kê đầy đủ và đúng cách.
1.5. Phần danh mục tài liệu tham khảo
- Liệt kê tất cả các nguồn tài liệu đã sử dụng, các sách, bài báo, bài viết, và tài liệu mà bạn đã tham khảo trong tiểu luận.
- Tuân theo các quy tắc định dạng
1.6. Kiểm tra việc trích dẫn tài liệu và tổng thể bài tiểu luận
- Trích dẫn và sử dụng tài liệu của người khác đúng mực và trung thực
- Tránh vi phạm quy tắc về vi phạm bản quyền
- Kiểm tra lại và xem xét xem tiểu luận có đáp ứng mục tiêu ban đầu và câu hỏi nghiên cứu không, đảm bảo tính thống nhất và đồng nhất trong cả tiểu luận.
- Đính kèm danh mục tài liệu tham khảo cuối cùng và kiểm tra lại một lần nữa.
2. Lập kế hoạch viết bài tiểu luận triết học
2.1. Xác định cấu trúc bài tiểu luận triết học
Cấu trúc bài tiểu luận triết học thường sẽ phụ thuộc vào mục tiêu và đặc điểm của nghiên cứu của bạn, dưới đây là cấu trúc bài tiểu luận triết học:
Giới thiệu:
- Đặt vấn đề nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu chính.
- Nêu rõ mục tiêu và phạm vi của tiểu luận.
- Giới thiệu ngắn gọn về các lý thuyết hoặc quan điểm chính mà bạn sẽ xem xét.
Tổng quan về tài liệu:
- Đánh giá nghiên cứu trước về chủ đề và nhấn mạnh chủ đề bạn tập trung nghiên cứu.
Nêu cơ sở lý thuyết và phân tích:
- Trình bày các lý thuyết và quan điểm liên quan đến chủ đề.
- Phân tích và so sánh các quan điểm khác nhau.
- Đặt ra lập luận và bằng chứng để ủng hộ quan điểm của bạn.
Phương pháp nghiên cứu:
- Miêu tả phương pháp nghiên cứu của bạn, quá trình thu thập dữ liệu hoặc thực hiện thí nghiệm.
- Trình bày kết quả nghiên cứu và phân tích dưới góc độ triết học.
Kết quả và thảo luận:
- Tóm tắt kết quả của nghiên cứu và giải thích ý nghĩa của chúng.
- Nêu hạn chế của nghiên cứu và những liên quan đến câu hỏi nghiên cứu ban đầu.
Kết luận:
- Tóm tắt câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.
- Đánh giá đóng góp của tiểu luận và đề xuất hướng nghiên cứu tương lai.
Tài liệu tham khảo:
- Liệt kê tất cả các nguồn tài liệu mà bạn đã tham khảo trong tiểu luận theo định dạng tham khảo chính xác.
Nếu bạn gặp bất cứ vấn đề nào trong quá trình thực hiện bài tiểu luận xin học bổng và cần tìm một đơn vị viết thuê uy tín, hãy liên hệ dịch vụ viết thuê luận văn Thạc sĩ – Đại học của LUẬN VĂN UY TÍN.
2.2. Tạo dàn bài tiểu luận triết học
Tạo dàn bài tiểu luận triết học là một bước quan trọng để tổ chức nội dung và lập kế hoạch cho việc viết. Dàn bài giúp bạn đảm bảo rằng tiểu luận có cấu trúc logic và tuân theo một luồng ý rõ ràng. Dưới đây là một ví dụ về cách tạo dàn bài cho tiểu luận triết học:
- Giới thiệu
- Đặt vấn đề nghiên cứu
- Câu hỏi nghiên cứu
- Mục tiêu và phạm vi của tiểu luận
- Tổng quan ngắn gọn về các lý thuyết và quan điểm chính
- Tổng quan về tài liệu
- Đánh giá nghiên cứu trước
- Đánh giá yếu điểm của các nghiên cứu trước
- Tầm quan trọng của tiểu luận trong ngữ cảnh triết học hiện tại
Lý thuyết và phân tích
- Triết lý hoặc quan điểm 1 (Tên triết gia 1)
- Phân tích lý thuyết và quan điểm của triết gia 1
- Ưu điểm và hạn chế
- Triết lý hoặc quan điểm 2 (Tên triết gia 2)
- Phân tích lý thuyết và quan điểm của triết gia 2
- Ưu điểm và hạn chế
- So sánh và đối chiếu giữa các lý thuyết và quan điểm
- Tìm điểm tương đồng và khác biệt
- Xác định các phân khúc của cuộc tranh luận triết học
- Phần thực hiện nghiên cứu (nếu áp dụng)
- Phương pháp nghiên cứu
- Mô tả quá trình nghiên cứu
- Cách thu thập dữ liệu hoặc thực hiện thí nghiệm
- Kết quả nghiên cứu
- Trình bày các kết quả
- Phân tích kết quả từ góc độ triết học
- Kết quả và thảo luận
- Tóm tắt kết quả nghiên cứu
- Ý nghĩa của kết quả
- Bàn luận về hạn chế của nghiên cứu
- Mối quan hệ giữa kết quả và câu hỏi nghiên cứu ban đầu
- Kết luận
- Tóm tắt câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu
- Đánh giá đóng góp của tiểu luận
- Đề xuất hướng nghiên cứu tương lai
Tài liệu tham khảo
Liệt kê tất cả các nguồn tài liệu mà bạn đã tham khảo trong tiểu luận theo định dạng tham khảo chính xác.
3. Cách làm bài tiểu luận triết học với 3 bước
Bước 1: Xác định đề tài và xây dựng đề cương
Xác định đề tài:
Đề tài bài tiểu luận triết học vô cùng phong phú. Xét về mặt tính chất, một đề tài dành cho tiểu luận triết học có thể là vấn đề mang tính lý luận – triết học thuần túy. Song cũng có thể là một vấn đề mang tính thực tiễn hay cũng có thể là một vấn đề vừa mang tính lý luận lại vừa mang tính thực tiễn.
1.1. Xét về các mặt
- Về tính chất: Đề tài mang tính lý luận thuần túy hay tính thực tiễn, hay vừa có tính lý luận vừa có tính thực tiễn.
- Về phạm vi đối tượng: Đối tượng đề cập trong chủ đề về lĩnh vực như đời sống con người, kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa…
- Về khả năng của người viết: Ngoài khả năng và những hiểu biết của bản thân, người viết cần liên kết với những kiến thức đã được đề cập trong giáo trình.
- Về cấp bậc học: Tiểu luận thuộc các bậc khác nhau có cách viết khác nhau như tốt nghiệp, thạc sĩ, sau đại học…
1.2. Về nhóm ngành Triết
Không những vậy, triết học còn bao gồm các nhóm ngành:
- Triết học Mác – Lênin
- Triết học Phật giáo
- Triết học Phương Đông
- Triết học Phương Tây
- Triết học Hồ Chí Minh
- Triết học hiện đại
- Triết học cổ điển…
Mỗi nhóm ngành đều mang những tư tưởng và chủ nghĩa có dấu ấn cá nhân của người sáng lập ra các trường phái. Cần tìm hiểu rõ để tránh bị nhầm lẫn giữa các nhóm ngành Triết học khác nhau.
Xây dựng đề cương:
Cấu trúc một đề cương tiểu luận triết học gồm 3 phần:
Phần mở đầu: Dẫn dắt vấn đề liên quan đến đề tài đã chọn. Viết thật ngắn gọn, tập trung nêu bật nội dung bài tiểu luận sẽ làm sáng tỏ, không lan man, dài dòng.
- Tên đề tài
- Lý do lựa chọn đề tài
- Mục đích bài tiểu luận
- Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận
Phần nội dung: Diễn tả các kiến thức cơ sở, dẫn chứng và phân tích thực tế sắp xếp theo đề mục rõ ràng. Lưu ý sắp xếp các đề mục sao cho đảm bảo tính liên kết và thuyết phục cao.
- Cơ sở lý luận
- Nêu thực trạng, kết quả nghiên cứu
- Đề xuất giải pháp
Phần kết luận: Tóm tắt lại nội dung đã trình bày, chèn thêm những suy nghĩ, quan điểm cá nhân về đề tài nếu có.
Bước 2: Chuẩn bị tài liệu
Nhóm tài liệu kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Là những tài liệu ghi chép từ các nguồn sách báo được công nhận toàn cầu, được viết bởi các Triết gia lỗi lạc như C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh.
- Những loại sách, tài liệu này vừa mang tính lịch sử, thực tiễn vừa mang tính khoa học, tính lý luận cao bởi chúng đã được viết trong những thời điểm, những điều kiện lịch sử – cụ thể.
Nhóm tài liệu thuộc văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam:
- Đây là những tài liệu cô đọng, đúc kết từ các chủ nghĩa Triết học trên toàn thế giới, nêu ra những ví dụ thực tiễn và chân thực nhất để giải quyết các vấn đề văn hóa, xã hội, đời sống trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
- Các văn kiện, nghị quyết của Đảng, đặc biệt là các văn kiện Đại hội đại biểu Đảng các khóa chính là biểu hiện sống động của việc vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin vào bối cảnh lịch sử, điều kiện của cách mạng Việt Nam trong từng giai đoạn. Vì vậy, nhóm tài liệu này vừa có giá trị lý luận, đồng thời lại có giá trị thực tiễn cao.
Nhóm tài liệu thuộc các tạp chí lý luận, khoa học chuyên ngành:
- Là bản tổng hợp tương đối đầy đủ những nghiên cứu tiêu biểu của nhiều nhà khoa học về vấn đề Triết học cả trong và ngoài nước. Nhóm tài liệu này bao gồm các tạp chí quan trọng như: Triết học, tạp chí cộng sản, thông tin khoa học xã hội, tạp chí khoa học xã hội, lý luận chính trị…
- Những tạp chí lý luận khoa học này là các tác giả đều dựa trên những cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và cả những lý thuyết khoa học khác để lý giải và đề xuất giải pháp nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn bức xúc trong đời sống kinh tế xã hội.
- Về hình thức, hầu hết các tạp chí đều giải quyết vấn đề một cách trọn vẹn, biểu hiện ở bố cục, cách sắp xếp nội dung logic, chặt chẽ.
Nhóm tài liệu thuộc các loại báo chí:
- Là các tài liệu phản ánh các dữ liệu, tình huống trong thực tế liên quan đến các lý luận triết học đang diễn ra.
- Giúp người đọc có thêm những sưu tầm trực quan nhất về thực tế, khiến bài tiểu luận đa dạng và sát thực tiễn nhiều hơn.
- Học viên có thể tìm kiếm tại các nhà sách, nhà báo hoặc thư viện theo phân loại sách dành cho môn triết học.
Bước 3: Thực hiện đề tài
Về nội dung: Nội dung chung của tiểu luận triết học phải thể hiện được tính khoa học, chính trị và tính hệ thống. Cụ thể:
Những luận điểm được nêu ra trong tiểu luận cần được lý giải một cách rõ ràng, cụ thể bằng những căn cứ lý luận và thực tiễn xác đáng.
Trong lập luận, giữa các nội dung luận điểm cần có sự tiếp nối và liên hệ logic với nhau. Tuyệt đối không được có sự mâu thuẫn, phản bác lẫn nhau giữa các luận điểm. Điều này sẽ làm giảm rất nhiều tính thuyết phục của bài luận.
Các nội dung của tiểu luận triết học cần phản ánh đúng đắn quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phần liên hệ thực tiễn trong tiểu luận triết học cao học phải nêu và phân tích mặt tốt, mặt chưa được, chưa làm đúng tinh thần của lý luận khoa học dựa trên cơ sở thế giới quan khoa học và phương pháp luận phổ biến của triết học Mác – Lênin là chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật để phân tích thực tiễn.
Về hình thức: Tiểu luận cần được trình bày một cách mạch lạc với sự sắp xếp hợp lý giữa các phần, các luận điểm. Tiểu luận sẽ được chia thành ba phần chính: Mở đầu, Nội dung và Kết luận.
Mở đầu: Nêu lên tính cấp thiết và lý do chọn đề tài. Hãy trả lời các câu hỏi: Tại sao lại chọn đề tài này? Đề tài này có liên quan đến vấn đề bức xúc gì của đất nước, thế giới? Hạn chế, giải pháp khắc phục hạn chế?
Nội dung: Sẽ bao gồm phần lý luận cơ bản và vận dụng thực tiễn. Trong phần lý luận cơ bản sẽ trình bày những lý luận của triết học Mác – Lênin có liên quan đến đề tài. Còn ở phần vận dụng thực tiễn sẽ tập trung trình bày những hiểu biết của bản thân tác giả qua nghiên cứu đề tài và vận dụng lý luận vào thực tiễn. Đồng thời, phần này cũng nêu ra những hạn chế, giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế đó…
Lưu ý: Kết cấu phần nội dung cần có sự cân đối. Tuyệt đối tránh sự mất cân đối về độ dài quá mức giữa phần lý luận và vận dụng thực tiễn.
4. Những yêu cầu khi viết bài tiểu luận triết học
4.1. Nội dung
- Liên quan đến môn học
Nội dung chính xuất hiện trong dàn bài tiểu luận triết học phải liên quan đến môn học mà bạn đang nghiên cứu, hoặc nếu bạn làm tiểu luận tốt nghiệp thì bắt buộc phải liên quan đến ngành học. Tiểu luận triết học phải mang tính giải đáp được vấn đề đặt ra, mở rộng và bổ sung thêm nhiều kiến thức chuyên môn, nâng cao.
Cách trình bày bài tiểu luận triết học thông thường được trình bày theo 4 chương:
- Chương 1: Phần mở đầu
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết
- Chương 3: Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả, nhận xét, kết luận
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục ( nếu có )
- Đưa ra ý kiến riêng
Để tăng chất lượng bài tiểu luận, tác giả cần đưa ra những ý kiến riêng, tầm nhìn riêng của mình về vấn đề khoa học được đề cập tới trong bài. Không nên chỉ dừng lại ở mức độ tổng hợp và tham khảo.
4.2. Trình bày
- Tiểu luận được trình bày theo kiểu trang đứng (portrait) trên khổ giấy A4.
- Font chữ là Times new Roman với cỡ chữ phần nội dung là 12.
- Bảng mã là Unicode.
- Định dạng lề: bottom, top: 2.0cm, right: 2.0cm, left: 3.0cm.
- Cách dòng là 1.5 lines.
- Sử dụng header hoặc footer để ghi họ tên và mã số sinh viên ở từng trang.
- Trang bìa thể hiện rõ tên trường, lớp, họ tên sinh viên, mã số sinh viên, tên giáo viên hướng dẫn, môn học, tên đề tài
Trên đây là nội dung về tổng hợp đầy đủ thông tin cách làm bài tiểu luận triết học chuẩn nhất 2024 mà Luận Văn Uy Tín đã tổng hợp giúp bạn.
Liên hệ chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ các thông tin chi tiết một cách nhanh nhất!
Thông tin liên hệ
- Hotline/Zalo: 0983.018.995
- Email: hotrovietbaocao24h@gmail.com
- Fanpage: Luận Văn Uy Tín
- Địa chỉ: 422 Quang Trung Hà Đông Hà Nội
- Quản trị nguồn nhân lực, đối tượng, mục tiêu, nội dung, quy trình quản lý nguồn nhân lực chuẩn nhất 2024
- Miễn phí 60 đề tài tiểu luận về luật hình sự xuất sắc nhất + 3 mẫu tiểu luận
- Tải miễn phí 15 mẫu báo cáo thực tập kế toán hay nhất & tổng hợp cách làm báo cáo thực tập kế toán chuẩn nhất 2024
- Tổng hợp 15 mẫu luận văn quản trị nhân lực & 100 đề tài ấn tượng nhất 2024
- Tham khảo 10 mẫu bài viết tiếng Anh theo chủ đề hấp dẫn & bí quyết giúp bài viết trở nên ấn tượng 2024