Học thuyết quản trị nhân lực là đề tài khiến nhiều sinh viên đau đầu bao gồm một loạt các đề tài nghiên cứu đa dạng, từ việc thiết lập cơ cấu tổ chức, lãnh đạo, đánh giá tài nguyên và hoạt động của tổ chức.
Đơn giản hóa bài tiểu luận về học thuyết quản trị nhân lực với Luận Văn Uy Tín cùng bài chia sẻ: Các học thuyết quản trị nhân lực & tổng hợp 10 mẫu tiểu luận về học thuyết quản trị nhân lực hay nhất 2024.
Ngoài ra, nếu bạn đang gặp vấn đề về làm bài luận văn, báo cáo thực tập của mình, chúng tôi cung cấp dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập cam kết chất lượng, giá cả hợp lý, đúng deadline và bảo mật thông tin 100% cho khách hàng.
1. Tải miễn phí 10 mẫu tiểu luận về học thuyết quản trị nhân lực hay nhất 2024
1. Mẫu tiểu luận về học thuyết quản trị nhân lực số 1
Đề tài: “Tiểu luận quản trị học – Đề tài Guanxi – Nghệ thuật tạo dựng quan hệ kinh doanh”
Các mục chính của bài tiểu luận:
Lời nói đầu – Guanxi là gì? – Thách thức ở rào cản văn hóa – Quan niệm của Microsoft về đào tạo các nhân tài – Tuyển dụng nhân viên vào Trung tâm của Microsoft – Hãy thấu hiểu nhân viên – Công thức của HongJian Zhang – Bài học cho Việt Nam – Lời kết.
Tải miễn phí: Tại đây
2. Mẫu tiểu luận về học thuyết quản trị nhân lực số 2
Đề tài: “Tiểu luận Quản trị học Chức năng hoạch định ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ”.
- Đánh giá tình hình quản lý kế hoạch trong các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ hiện nay
- Bằng cách phân tích sâu hơn, xác định sự tồn tại và nguyên nhân của các vấn đề, chúng ta có thể đề xuất một số giải pháp.
Tải miễn phí: Tại đây
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình viết báo cáo thực tập, hãy để Luận Văn Uy Tín giúp đỡ bạn. Để nhận được sự tư vấn, báo giá chi tiết truy cập ngay dịch vụ viết thuê luận văn Thạc sĩ – Đại học để được hỗ trợ thông tin một cách nhanh chóng nhất.
3. Mẫu tiểu luận về học thuyết quản trị nhân lực số 3
Đề tài: “Tiểu luận Quản trị học Doanh nghiệp cần làm gì để giữ được nhân viên giỏi”
Bài tiểu luận về học thuyết quản trị nhân lực gồm các phần chính:
- Phần I: Nguyên nhân làm nhân viên giỏi ra đi
- Phần II: Những giải pháp dành cho nhà quản trị
- Phần III: Kết luận
Tải miễn phí: Tại đây
4. Mẫu tiểu luận về học thuyết quản trị nhân lực số 4
Đề tài: “Tiểu luận quản trị học về Quản trị nhóm”
Nội dung chính của bài tiểu luận về học thuyết quản trị nhân lực:
- Xây dựng và phát triển một nhóm làm việc hiệu quả.
- Thúc đẩy và thể hiện nền văn hóa tổ chức mạnh mẽ.
- Tối ưu hóa quá trình làm việc để đảm bảo tính khoa học.
- Điều hành và điều chỉnh các hoạt động yếu kém của nhóm một cách kịp thời.
- Tận dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên có sẵn.
- Xây dựng khả năng thích nghi cho tổ chức trong mọi tình huống, bất kể thuận lợi hay khó khăn, cả bên trong và bên ngoài.
Tải miễn phí: Tại đây
5. Mẫu tiểu luận về học thuyết quản trị nhân lực số 5
Đề tài: “Tiểu luận Quản trị học Quản trị sự thay đổi và xung đột”
Bài tiểu luận về về học thuyết quản trị nhân lực gồm các phần chính:
- Chương 1: Quản trị về sự thay đổi
- Chương 2: Quản trị việc kháng cự đối với sự thay đổi
- Chương 3: Quản trị xung đột
- Chương 4: Mối quan hệ giữa xung đột và sự thay đổi
Tải miễn phí: Tại đây
6. Mẫu tiểu luận về học thuyết quản trị nhân lực số 6
Đề tài: “Tiểu luận Quản trị học Truyền thông giao tiếp trong quản trị”
Nội dung chính của bài tiểu luận về học thuyết quản trị nhân lực:
- Mục đích của việc lắng nghe bao gồm nắm bắt thông tin và thu thập thông tin cần thiết.
- Lắng nghe cũng giúp xây dựng mối kết nối cảm xúc và quan hệ tốt với người khác.
- Ngoài ra, việc lắng nghe có thể được sử dụng để giải quyết xung đột và mâu thuẫn.
- Người biết lắng nghe thường thể hiện sự thông minh và sáng suốt, cũng như được tin tưởng trong việc tiếp nhận thông tin mới.
Tải miễn phí: Tại đây
7. Mẫu tiểu luận về học thuyết quản trị nhân lực số 7
Đề tài: “Tiểu luận Quản trị học Văn hóa doanh nghiệp – yếu tố vàng cho sự thành công văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh”
Bài tiểu luận về về học thuyết quản trị nhân lực gồm các phần chính:
- Chương 1: Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp tài chính
- Chương 2: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam
- Chương 3: Văn hóa doanh nghiệp tại công ty điện lực thành phố Hồ Chí Minh
Tải miễn phí: Tại đây
8. Mẫu tiểu luận về học thuyết quản trị nhân lực số 8
Đề tài: “Tiểu luận quản trị học Võ Quốc Thắng nhà quản trị tài ba”
Bài tiểu luận về về học thuyết quản trị nhân lực gồm các phần chính:
- Chương 1: Phác họa chân dung nhà quản trị giỏi
- Chương 2: Chân dung nhà quản trị tài ba – Võ Quốc Thắng
- Chương 3: Một số bài học kinh nghiệm
Tải miễn phí: Tại đây
9. Mẫu tiểu luận về học thuyết quản trị nhân lực số 9
Đề tài: “Tiểu luận Quản trị học Yếu tố con người trong công tác quản trị”
Bài tiểu luận về về học thuyết quản trị nhân lực gồm các phần chính:
- Chương 1: Các học thuyết về bản chất con người trong quản trị
- Chương 2: Vai trò của yếu tố con người và cách thức quản lý con người hiệu quả
- Chương 3: Kết luận
Tải miễn phí: Tại đây
10. Mẫu tiểu luận về học thuyết quản trị nhân lực số 10
Đề tài: “Tiểu luận Quản trị học Tính cách của văn hóa doanh nghiệp & những biện pháp giúp nhân viên mới hòa nhập vào văn hóa doanh nghiệp”
Bài tiểu luận về về học thuyết quản trị nhân lực gồm các phần chính:
- Chương 1: Văn hóa doanh nghiệp
- Chương 2: Tính cách văn hóa doanh nghiệp
- Chương 3: Biện pháp giúp nhân viên mới hòa nhập vào văn hóa doanh nghiệp
Tải miễn phí: Tại đây
2. Học thuyết quản trị nhân lực Phương Đông
2.1. Trường phái “Đức Trị”
Người sáng tạo ra trường phái Đức Trị là Khổng Tử – một nhà hiền triết của Trung hoa cổ đại. Trường phái Đức Trị đề cao giá trị: đạo đức là gốc con người.
– Nội dung về tư tưởng quản trị nhân lực
+ Khổng Tử hướng tới một xã hội có tôn ti, trật tự, dù là vua chúa, quý tộc hay dân thường ai có phận nấy, đều có quyền lợi và có nhiệm vụ sống hòa hảo với nhau, nhất là hạng vua chúa phải có bổn phận dưỡng dân, lo cho dân đủ ăn, đủ mặc và bổn phận giáo dân bằng cách nêu gương và dạy lễ, nhạc, văn, đức bất đắc dĩ mới dung hình phạt.
+ Xã hội đó lấy gia đình làm cơ sở của hình mẫu, trọng hiếu đễ, yêu trẻ, kính già, mọi người đều trọng tình cảm và công bằng, không có người quá nghèo hoặc quá giàu, người giàu thì khiêm tốn giữ lễ, người nghèo thì lạc đạo.
+ Ngoài ra, nội dung về quản trị nhân lực trong trường phái “Đức Trị” của Khổng Tử còn đề cao nhân – nghĩa – lễ – trí – tín. Đạo nhân của Khổng Tử là nền tảng của học thuyết quản lý Đức Trị, kỷ cương, phát triển thịnh vượng.
Đức Trị tiêu diệt tận gốc cái ác, thực hiện chặt đứt gốc rễ, giải quyết vấn đề từ căn bản. Quản lý mang tính chiến thuật và có hiệu quả trong một thời gian dài.
2.2. Trường phái Pháp trị
Trường phái Pháp trị ra đời vào thời chiến quốc bởi Hàn Phi Tử (403 – 211 TCN). Hàn Phi Tử quan niệm Vua cũng chỉ là người bình thường như bao người khác, cái làm cho đất nước trị hay loạn không phải do ông vua nước đó hay sao mà là nền pháp trị của nước đó như thế nào.
Hàn Phi Tử đưa ra 3 khái niệm cơ bản trong quản lý – cai trị đó là “thế” (quyền lực), Pháp (luật pháp) và thuật (phương pháp quản lý). Đây là 3 vấn đề cốt lõi của quản lý – cai trị, liên hệ khăng khít với nhau, trong đó “pháp” là yếu tố quan trọng nhất, có tính quyết định.
Thực hành pháp trị tất phải xây dựng pháp luật, Hàn Phi cho rằng, lập pháp cần phải xét đến các nguyên tắc: tính tư lợi, hợp với thời thế, ổn định thống nhất, Phù hợp với tình người dễ biết dễ làm, đơn giản mà đầy đủ & thưởng.
- Chú trọng quá trình quản trị, đại chúng hóa quá trình này để người bình thường cũng có thể làm được.
- Cụ thể hóa thành thao tác và quy trình trong việc thực hiện các công tác quản trị nhân lực
- Coi trọng thực tiễn, có xem xét đến sự ảnh hưởng của hoàn cảnh khách quan đối với việc ra quyết định
- Pháp trị là quản lý tính chiến thuật, có hiệu quả trong thời gian ngắn
- Khi xảy ra các mâu thuẫn nội bộ, pháp luật sẽ là công cụ tiết chế các mối quan hệ và không gây ra tình trạng hỗn loạn.
- Giúp nhà quản trị phát hiện và đào tạo nhân tài dựa trên nguyên tắc thưởng phạt công bằng, tìm ra được những cá nhân có ích cho sự phát triển của tổ chức và xã hội.
2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh trong quản trị nhân lực
Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa các tư tưởng quản trị nhân lực của các nhà thuyết gia phương Đông và cả Phương Tây. Ở Người không có sự coi trọng “đức” hơn hay pháp luật hơn trong quản trị nhân lực cũng như trong quản lý kinh tế, xã hội.
Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh vừa là động lực vừa là mục tiêu. Đối với xây dựng con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh phải toàn diện về đạo đức, trí tuệ, bản lĩnh, văn hóa.
Trong lựa chọn cán bộ, Người nhấn mạnh vào Đức & Tài bởi cán bộ có đức thì mới chí công vô tư trong cách làm việc và cán bộ cần có tài, đủ năng lực để lãnh đạo nhân dân.
Về việc bố trí, sử dụng nhân lực Theo Hồ Chí Minh, trước hết phải xác định đúng yêu cầu của công việc, ”công việc yêu cầu cán bộ” và khi bố trí, sử dụng phải tránh sự thiên vị cá nhân. Dùng người là cả một khoa học và nghệ thuật, do đó, nếu bố trí đúng sẽ phát huy mặt mạnh của cán bộ, thúc đẩy được phong trào và còn hạn chế được mặt yếu, mặt dở của họ.
Người chỉ ra những khuyết điểm khi sử dụng cán bộ, người quản lý hay mắc phải đó là ”ba ham”. ”Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn người ngoài. Ham dùng những kẻ nịnh hót mình mà chán ghét những người chính trực. Ham dùng những người tính tình hợp với mình, mà tránh những người tính tình không hợp với mình”.
Người căn dặn 5 vấn đề mà người cán bộ lãnh đạo phải thực hiện khi dùng người: ”Mình phải độ lượng, vị tha thì mới có thể đối với cán bộ một cách chí công -vô tư, không có thành kiến, khiến cán bộ không bị bỏ rơi”; ”Phải có tinh thần rộng rãi, mới có thể gần gũi những người mình không ưa”; ”Phải có tính chịu khó dạy bảo mới có thể Các học thuyết quản trị Phương Đông.
3. Học thuyết quản trị nhân lực Phương Tây
3.1. Học thuyết X
Học thuyết này được khởi xướng vào thập niên 1960 bởi Douglas McGregor (Trường Quản trị Sloan của MIT). Học thuyết X là kết quả của những tổng hợp các lý thuyết quản lý nhân sự được áp dụng trong các doanh nghiệp Phương Tây thời bấy giờ.
Học thuyết X đã đưa ra những giả thiết có thiên hướng khá tiêu cực về con người như sau:
- Bản tính của con người là rất lười biếng và không thích làm việc.
- Con người thường thiếu chí tiến thủ, không dám chịu trách nhiệm và cam chịu sự lãnh đạo của người khác
- Con người coi mình là “cái rốn” của vũ trụ, không đặt lợi ích tổ chức lên trước lợi ích cá nhân.
- Luôn chống lại sự đổi mới sáng tạo.
- Con người không chịu thay đổi, dễ bị dụ dỗ lôi kéo và dễ bị lừa đảo, đánh lừa.
Học thuyết X cung cấp các phương pháp lý luận truyền thống bao gồm:
- “Quản lý nghiêm khắc” dựa vào sự trừng phạt nhân sự;
- “Quản lý ôn hòa” dựa vào sự khen thưởng nhân sự;
- “Quản lý nghiêm khắc và công bằng” dựa vào cả sự trừng phạt và khen thưởng đối với nhân sự.
Ngoài ra, học thuyết X cũng được khái quát theo ba điểm sau:
- Nhà quản trị nhân sự phải chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu, hiệu quả về kinh tế trên cơ sở các yếu tố như: tiền, vật tư, thiết bị, con người.
- Đối với nhân viên, nhà quản trị cần chỉ huy họ, kiểm tra, điều chỉnh hành vi của họ để đáp ứng nhu cầu phát triển của của tổ chức.
- Sử dụng các biện pháp thuyết phục, khen thưởng, trừng phạt để tránh biểu hiện hoặc chống đối của người lao động đối với tổ chức.
3.2. Học thuyết Y
Học thuyết y trong quản trị nhân lực là một lý thuyết về quản trị nhân sự (OB) xuất hiện vào thập niên 1960 bởi Douglas McGregor (Trường Quản trị Sloan của MIT) cùng với Thuyết X và Thuyết Z.
Đây là một trong các học thuyết về quản trị nhân sự được coi là học thuyết “sửa sai” hay tiến bộ hơn về lý thuyết quản trị nhân lực từ việc nhìn nhận sai lầm trong học thuyết X.
Một số giả thiết mà học thuyết Y đã đưa ra về bản chất con người, đó là:
- Con người nói chung không có bản tính bẩm sinh là lười nhác. Lao động trí óc hay lao động chân tay cũng như nghỉ ngơi, giải trí đều là một trong những hiện tượng của con người.
- Điều khiển và đe dọa không phải là biện pháp duy nhất nhằm thúc đẩy con người thực hiện những mục tiêu của tổ chức.
- Con người sẽ làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn nếu đạt được sự thỏa mãn cá nhân.
Với cách nhìn nhận về con người như trên, học thuyết này đặt ra các phương thức quản trị nhân lực như sau:
- Áp dụng nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu của tổ chức và mục tiêu của cá nhân.
- Những biện pháp quản trị được áp dụng đối với người lao động nhất định phải có tác dụng mang lại “thu hoạch nội tại”.
- Khuyến khích nhân viên tự điều khiển việc thực hiện những mục tiêu của họ. Thúc đẩy nhân viên tự đánh giá thành tích của họ.
- Nhà quản trị nhân sự và nhân viên phải có sự ảnh hưởng lẫn nhau.
Nội dung học thuyết Y
- Đây là những lý thuyết linh động và thiên hướng tích cực về con người cũng như hành vi con người.
- Con người có bản chất thích làm việc và không có sự trốn tránh khi có thể.
- Con người thường làm việc theo nhóm thích tự định hướng và làm chủ.
- Con người sẽ gắn với nhóm nếu như họ đạt được những thỏa mãn cá nhân.
- Con người muốn và có thể học cách gánh vác trách nhiệm.
- Tài năng con người luôn có sự tiềm ẩn, nhưng cần biết khơi dậy.
- Người quản trị nhân sự không cần phải thưởng nếu muốn họ làm việc và không đánh giá cao việc trừng phạt khi họ không làm việc.
- Con người không thích bị kiểm soát, họ làm việc tốt hơn nếu không bị kiểm soát.
Ứng dụng của học thuyết Y
Ứng dụng của học thuyết Y đúng trong nhiều trường hợp. Những công ty sử dụng người lao động có trình độ cao và làm công việc có nhiều tính sáng tạo như Apple, Microsoft, Google… đều vận dụng thuyết này và cố gắng tạo ra những môi trường làm việc tự do và lý tưởng nhất.
3.3. Học thuyết Z
Học thuyết Z là một trong các học thuyết về quản trị nhân lực được đưa ra vào những năm 70 của thế kỷ trước. Học thuyết Z trong quản trị nhân lực được xây dựng dựa trên thực tiễn và lý luận.
Học thuyết Z có những quan điểm chú trọng vào việc gia tăng sự trung thành của người lao động với công ty, doanh nghiệp bằng cách tạo ra sự an tâm và mãn nguyện cho người lao động cả trong và ngoài khi làm việc.
Cốt lõi của thuyết này là làm thỏa mãn và gia tăng tinh thần cho người lao động để đạt được những năng suất chất lượng trong công việc.
Học thuyết Z là một trong các học thuyết về quản trị nhân lực được đưa ra vào những năm 70 của thế kỷ trước
Nội dung học thuyết Z
- Chế độ làm việc suốt đời dành cho nhân viên
- Chú trọng đến trách nhiệm cá nhân
- Đo đếm, đánh giá chi li, rõ ràng tuy nhiên với biện pháp kiểm soát tế nhị, mềm dẻo, giữ thể diện cho người lao động.
- Đưa ra các quyết định tập thể.
- Thực hiện đánh giá và đề bạt một cách thận trọng, kỹ lưỡng.
- Doanh nghiệp cần quan tâm đến tất cả các vấn đề của người lao động, kể cả đối với gia đình họ.
Ứng dụng của học thuyết Z
Học thuyết này được rất nhiều công ty Nhật ủng hộ và ứng dụng. Với học thuyết này, nhiều công ty Nhật đã có những thành công vượt bậc và khiến Nhật trở thành cường quốc.
Các công ty Âu Mỹ sau đó cũng đã phải nhìn nhận lại vấn đề, họ ứng dụng học thuyết Z này và tìm cách ứng dụng để cạnh tranh lại với các tập đoàn của Nhật.
4. So sánh học thuyết quản trị nhân lực Phương Đông và Phương Tây
4.1. Điểm giống nhau của học thuyết quản trị nhân lực Phương Đông và Phương Tây
- Đều xoay quanh việc điều chỉnh hành vi của con người, con người luôn là trọng tâm của mọi học thuyết.
- Dù học thuyết X, Y hay Z thì đều cố gắng phân tích bản chất con người để nhìn rõ, từ đó đưa ra được những phương thức điều chỉnh phù hợp trong quản trị.
- Cả 3 thuyết quản trị đều cố gắng để tạo ra được sự công bằng trong việc đánh giá, xử phạt, khen thưởng, kỷ luật.
4.2. Điểm khác nhau của học thuyết quản trị nhân lực Phương Đông và Phương Tây
Sự khác biệt giữa học thuyết quản trị phương Đông và phương Tây là ở chỗ: Phương Tây lấy hiệu quả công việc làm mục tiêu, các học thuyết phương Đông thì đề cao “Đức” và “Tâm” của con người hơn.
Trên đây là nội dung: Các học thuyết quản trị nhân lực & tổng hợp 10 mẫu tiểu luận về học thuyết quản trị nhân lực hay nhất 2024 Luận Văn Uy Tín đã tổng hợp giúp bạn.
Liên hệ chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ các thông tin chi tiết một cách nhanh nhất!
Thông tin liên hệ
- Hotline/Zalo: 0983.018.995
- Email: hotrovietbaocao24h@gmail.com
- Fanpage: Luận Văn Uy Tín
- Địa chỉ: 422 Quang Trung Hà Đông Hà Nội
- Tham khảo 6 mẫu lời cam đoan trong bài tiểu luận các chủ đề hay nhất & cách làm gây thuyết phục 2024
- Tham khảo 200 đề tài bài luận tiếng Anh theo chủ đề hay nhất & chi tiết 10 bài luận ấn tượng 2024
- Tải miễn phí 5 mẫu đề tài tiểu luận môn sở hữu trí tuệ & tham khảo 100 đề tài tiểu luận môn sở hữu trí tuệ tiêu biểu năm 2024
- 10 mẫu báo cáo tốt nghiệp ngành y tế công cộng & 100 đề tài về bài báo cáo tốt nghiệp ngành y tế công cộng hay nhất 2024
- Tải miễn phí mẫu tiểu luận thương mại điện tử hay nhất 2024 & tham khảo cách viết chi tiết.
Hey! Do you know if they make any plugins to help with SEO?
I’m trying to get my website to rank for some targeted keywords but I’m not seeing very good success.
If you know of any please share. Thank you!
You can read similar text here: Warm blankets